Cắt giảm các nhà máy điện tái tạo: Bộ Công Thương nói gì?

LINH NGA 15/03/2021 11:00

Bộ Công Thương cho rằng việc cắt giảm các nhà máy năng lượng tái tạo là tình huống bắt buộc trong bối cảnh hệ thống điện quốc gia thừa nguồn và lưới điện quá tải cục bộ.

sdg

Trong thời gian qua, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, ở Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bộ Công Thương đã có văn bản số 1226/BCT-ĐTĐL gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Văn phòng Chính phủ liên quan đến việc cắt giảm các nhà máy năng lượng tái tạo. Theo Bộ này, đây là tình huống bắt buộc trong bối cảnh hệ thống điện quốc gia thừa nguồn và lưới điện quá tải cục bộ nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống điện.

Việc tiết giảm cũng đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia tính toán, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng cho tất cả các nhà máy mà không phân biệt chủ đầu tư.

Bộ Công Thương cho hay, trong thời gian qua, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, ở Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực, đã thu hút mạnh mẽ nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực này, góp phần khai thác hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo có nhiều tiềm năng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh với quy mô công suất lớn của các nguồn năng lượng mặt trời tập trung tại một số khu vực miền Trung, miền Nam đã gây ra hiện tượng quá tải cục bộ, quá tải lưới điện truyền tải liên kết miền và hệ thống điện dư thừa công suất phát so với nhu cầu phụ tải trong một số thời điểm, tình huống cụ thể. 

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu phụ tải điện tăng trưởng thấp, dẫn tới trong một số tình huống trong thời gian thấp điểm của hệ thống như các dịp lễ, tết, ngày cuối tuần hoặc thấp điểm trưa hàng ngày hệ thống điện dư thừa công suất phát so với phụ tải tiêu thụ.

Theo Bộ Công Thương, đây là các tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an ninh hệ thống điện vì có thể khiến tần số hệ thống điện tăng cao (thậm chí gây sự cố lan tràn trên toàn bộ hệ thống điện quốc gia) nếu không có ngay các mệnh lệnh điều độ chuẩn xác, được thực hiện kịp thời và các giải pháp khẩn cấp khác.

d

Sự phát triển nhanh với quy mô công suất lớn của các nguồn năng lượng mặt trời tập trung tại một số khu vực miền Trung, miền Nam đã gây ra hiện tượng quá tải cục bộ, quá tải lưới điện truyền tải liên kết miền và hệ thống điện dư thừa công suất phát so với nhu cầu phụ tải trong một số thời điểm, tình huống cụ thể. 

Mặc dù Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) đã thực hiện giảm phát các nguồn năng lượng truyền thống đến giới hạn kỹ thuật với cấu hình tối thiểu nhưng hệ thống điện vẫn dư thừa công suất. Do đó, A0 bắt buộc phải cắt giảm tiếp các nguồn năng lượng tái tạo để đảm bảo giữ tần số hệ thống điện trong giới hạn kỹ thuật cho phép, tránh sụp đổ hệ thống điện, gây tổn thất nghiêm trọng tới toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh tế và đời sông nhân dân trên cả nước.

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 478/QĐ-BCT (ngày 9/2/2021) về việc dịch chuyển giờ phát cao điểm các nhà máy thủy điện nhỏ nhằm tối ưu huy động các nguồn năng lượng mặt trời trong hệ thống điện.

Sau 1 thập kỷ lúc nào cũng lo thiếu hụt thì năm 2021, lần đầu tiên EVN lại bỗng lo… thừa điện. Trước đó, nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã phải phát văn bản kêu cứu lên các cơ quan quản lý, thậm chí lên tận Thủ tướng Chính phủ vì tình trạng thừa điện, tức điện phát ra không bán được. Cụ thể, theo phản ánh bằng văn bản của Công ty Công Lý, vào sáng 27/12/2020, Nhà máy điện gió Bạc Liêu khi đang phát điện dao động từ 6 - 11 MW thì nhận được lệnh điều độ yêu cầu giảm công suất về 2 MW.

Cũng trong ngày này, dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam có công suất 450 MW của Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam đã được yêu cầu giảm phát hơn 360 MW (khoảng 80% công suất thiết kế). Theo doanh nghiệp này, đây không phải là lần đầu, bởi từ ngày vận hành thương mại chính thức tới nay, dự án này thường xuyên bị cắt giảm công suất phát.

Thống kê của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết, trong năm 2020, có tới 365 triệu kWh điện mặt trời đã phải buộc giảm phát (cắt giảm). Riêng trong nửa cuối tháng 11/2020, do tăng trưởng rất nóng của điện mặt trời, nhất là điện mặt trời áp mái, buộc ngành điện phải thực hiện khoảng 20 lần cắt giảm do thừa nguồn, với tổng sản lượng cắt giảm là 35 triệu kWh.

Có thể bạn quan tâm

  • Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Phát triển năng lượng tái tạo cần tính đến dự trữ điện

    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Phát triển năng lượng tái tạo cần tính đến dự trữ điện

    19:08, 11/03/2021

  • Dự thảo Quy hoạch Điện VIII: (Kỳ 2) Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo lên tới 44%

    Dự thảo Quy hoạch Điện VIII: (Kỳ 2) Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo lên tới 44%

    16:00, 24/02/2021

  • Triển vọng ngành năng lượng tái tạo toàn cầu năm 2021

    Triển vọng ngành năng lượng tái tạo toàn cầu năm 2021

    04:15, 17/02/2021

  • CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (XI): Năng lượng tái tạo sẽ chiếm xu thế trong năm 2021

    CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (XI): Năng lượng tái tạo sẽ chiếm xu thế trong năm 2021

    12:24, 16/02/2021

  • Năng lượng tái tạo: “Điểm nghẽn” sẽ được khắc phục

    Năng lượng tái tạo: “Điểm nghẽn” sẽ được khắc phục

    11:00, 11/02/2021

  • Cắt giảm điện năng lượng tái tạo quá lãng phí tài nguyên

    Cắt giảm điện năng lượng tái tạo quá lãng phí tài nguyên

    02:00, 01/02/2021

  • Cần quy hoạch tổng thể phát triển ngành năng lượng tái tạo

    Cần quy hoạch tổng thể phát triển ngành năng lượng tái tạo

    05:00, 21/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cắt giảm các nhà máy điện tái tạo: Bộ Công Thương nói gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO