Triển vọng ngành năng lượng tái tạo toàn cầu năm 2021

Diendandoanhnghiep.vn Việc nước Mỹ tái gia nhập hiệp định Paris có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chính sách khí hậu và triển vọng của ngành năng lượng tái tạo trong tương lai.

Sự trở lại Hiệp định Paris của nước Mỹ

Động thái đầu tiên của Tổng thống Joe Biden khi tiếp quản vị trí ông chủ Nhà Trắng là việc tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris và thay đổi lại các chính sách môi trường bị rút khỏi thời Trump. Điều này đã đưa nước Mỹ trở lại cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu.

Nước Mỹ quay trở lại Hiệp định khí hậu Paris là một động thái đặc biệt quan trọng.

Nước Mỹ quay trở lại Hiệp định khí hậu Paris là một động thái đặc biệt quan trọng.

Chỉ một ngày sau động thái tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris của Tổng thống Mỹ Joe Biden, John Kerry cựu Ngoại trưởng Mỹ, người được Joe Biden bổ nhiệm làm Cố vấn đặc biệt của Tổng thống phụ trách vấn đề khí hậu, đã đưa ra lời kêu gọi nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ khử cacbon trên toàn cầu.

Ông nói: “Việc đạt đến mức phát thải ròng carbon toàn cầu bằng 0 sớm nhất là vào năm 2050 sẽ đưa nền kinh tế toàn cầu chuyển đổi một cách đáng kể”.

John Kerry cũng cho rằng, quyết định rút khỏi hiệp định Paris là quyết định "liều lĩnh" của cựu Tổng thống Donald Trump. Và việc “chuyển đổi xanh” sẽ tạo ra “hàng triệu việc làm”, đồng thời thế giới đang nhìn thấy “cơ hội tạo ra của cải chưa từng có”.

Tái nhập với Paris là một trong những cam kết chiến dịch khí hậu quan trọng của ông Biden, cùng với lời hứa để đạt ròng không khí thải “ không muộn hơn ” năm 2050 và đến “decarbonise” phát điện Mỹ vào năm 2035.

Các chuyên gia cho rằng, động thái này chỉ là bước khởi đầu cho một hành trình dài cải cách các chính sách khí hậu của Mỹ. John Podesta, cựu tham mưu trưởng trong chính quyền Clinton và là cố vấn của cựu tổng thống Barack Obama, cho biết: “Điều này sẽ đưa toàn bộ chính phủ, làm việc với khu vực tư nhân và khu vực phi chính phủ, để làm rõ động thái tái gia nhập hiệp định Paris có ý nghĩa như thế nào”.

Tuy nhiên, nước Mỹ sẽ phải đệ trình một kế hoạch giảm lượng khí thải, được gọi là đóng góp do quốc gia xác định (NDC), với mục tiêu năm 2030. Nhưng khi nào kế hoạch đó có thể được hoàn thành vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia cho rằng, việc tái gia nhập hiệp định Paris là dễ dàng nhưng bước tiếp theo là “đưa ra một hành động thực tế cho năm 2030 mới là khó khăn”.

Thời của ngành năng lượng tái tạo?

GlobalData, công ty phân tích dữ liệu hàng đầu cho biết, với lượng phát thải từ sản xuất điện chiếm hơn 31% tổng lượng phát thải vào năm 2019, việc nước Mỹ quay trở lại Thỏa thuận Paris là rất đáng hoan nghênh. 

Hơn nữa, việc đảo ngược nhiều quy định chống lại môi trường và thân thiện với than, cùng với mục tiêu lạc quan làm cho ngành điện trở nên trung tính với carbon vào năm 2035, có thể cho thấy nước Mỹ đang mở rộng tốc độ phát triển năng lượng tái tạo (RE) một cách nhanh chóng.

Các nguồn năng lượng tái tạo. Ảnh: TANG Energy.

Các nguồn năng lượng tái tạo. Ảnh: TANG Energy.

Ankit Mathur, chuyên gia tại GlobalData, nhận xét: “Những lời hứa trước khi bầu cử của Joe Biden đã tạo ra tương lai cho một quỹ đạo tăng trưởng tái tạo nhanh chóng”. 

Theo GlobalData, động thái này có thể cải thiện động lực tăng trưởng cho năng lượng tái tạo trong tổ hợp điện của Mỹ, hiện chiếm 27% công suất tái tạo. Tỷ lệ này có khả năng đạt khoảng 45% vào năm 2030. Quang điện mặt trời (PV) và gió có khả năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Mỹ theo hướng bền vững và trung tính carbon, có khả năng chiếm gần 35% tổng công suất vào năm 2030.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu trận chiến bằng cách hủy bỏ giấy phép được cấp cho đường ống dẫn dầu Keystone XL nối Mỹ với Canada. Ông cũng ban hành một sắc lệnh hành pháp rộng rãi chỉ đạo các cơ quan chính phủ “ngay lập tức xem xét và có hành động thích hợp” để giải quyết các quy định và lệnh hành pháp dưới thời Donald Trump “có hại cho sức khỏe cộng đồng, gây tổn hại đến môi trường”.

Có thể nói, việc đẩy lùi các chính sách tiêu cực về khí hậu sẽ có nghĩa là động lực tăng trưởng lớn hơn cho lĩnh vực năng lượng tái tạo để đạt được mức độ trung hòa carbon cho ngành điện và sau đó là cho nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Triển vọng ngành năng lượng tái tạo toàn cầu năm 2021 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714060235 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714060235 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10