Hiệp định khí hậu Paris: Sự trở lại của nước Mỹ!

Diendandoanhnghiep.vn Vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Joe Biden thông báo Mỹ có kế hoạch gia nhập lại hiệp định khí hậu Paris, điều này cho thấy chính quyền mới rất coi trọng vấn đề khí hậu.

Vai trò của Hiệp định khí hậu Paris

Trên thực tế, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là một thỏa thuận không ràng buộc giữa các quốc gia nhằm giảm lượng khí thải và giữ cho sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, hoặc 3,6 độ F so với mức tiền công nghiệp. Nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1,2 độ C, hay 2,2 độ F, kể từ mức thời kỳ tiền công nghiệp, và bầu khí quyển đang trên đà ấm lên 1,5 độ C, hay 2,7 độ F, trong vòng hai thập kỷ tới.

Khí thải công nghiệp đang khiến nhiệt độ trái đất nóng lên từng ngày.

Khí thải công nghiệp đang khiến nhiệt độ trái đất nóng lên từng ngày.

Theo báo cáo năm 2019 từ ủy ban khoa học của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên ở mức 2 độ C có thể gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu trong những năm tới. 

Nhưng, nước Mỹ đã rút khỏi Hiệp định này vào cuối năm ngoái theo lệnh của cựu Tổng thống Donald Trump bất chấp những lời kêu gọi cấp thiết từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư về hành động chống biến đổi khí hậu. 

Các chuyên gia cho rằng, việc Mỹ tái gia nhập Hiệp định là một bước đi quan trọng của chính quyền Biden nhằm đảo ngược các chính sách khí hậu trong 4 năm qua. Khi quay lại với Hiệp định này, Biden đang gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng Mỹ sẵn sàng hợp tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và tìm cách giành lại vai trò lãnh đạo mà nước này từng nắm giữ. 

"Chào mừng trở lại Thỏa thuận Paris", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã viết trên Twitter hôm 20/1 vừa qua. Còn nhà khoa học khí hậu Natalie Mahowald của Đại học Cornell, cho rằng: “Vì Mỹ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và đóng góp nhiều nhất vào biến đổi khí hậu, nên việc họ quay trở lại Hiệp định Paris là vô cùng quan trọng”.

Hành động của chính quyền Biden

Thời điểm này, Tổng thống Joe Biden cũng đang ký một loạt các mệnh lệnh hành pháp nhằm mục đích cắt đứt các chính sách môi trường và khí hậu của cựu Tổng thống Trump. Các lệnh chỉ đạo các cơ quan liên bang xem xét hàng chục quy tắc từ thời Trump và nhằm mục đích đảo ngược bất kỳ quy tắc nào "có hại cho sức khỏe cộng đồng, gây hại cho môi trường, không được hỗ trợ bởi nền khoa học tốt nhất hiện có, hoặc không vì lợi ích quốc gia".

Ông Joe Biden, với tư cách phó tổng thống Mỹ, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo Khí hậu Mỹ - Trung tại Los Angeles, California, vào ngày 16/9/2015 - Ảnh: Reuters.

Ông Joe Biden, với tư cách Phó Tổng thống Mỹ, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo Khí hậu Mỹ - Trung tại Los Angeles, California, vào ngày 16/9/2015 - Ảnh: Reuters.

Ông cũng chỉ đạo tất cả các cơ quan liên bang rà soát các mối đe dọa do phát thải khí nhà kính, đặc biệt là đối với người nghèo, cộng đồng da màu và thanh niên, những người dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu.

Mặc dù vậy, Mỹ sẽ còn rất nhiều việc phải làm để bắt kịp các quốc gia khác đã đưa ra các sáng kiến khí hậu táo bạo. Trung Quốc, quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới, đã cam kết trở thành trung hòa carbon vào năm 2060 và EU đã tuyên bố sẽ trung hòa carbon vào năm 2050.

Chính quyền Biden đã cam kết, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các mục tiêu giảm phát thải của mình theo thỏa thuận và dẫn đầu nỗ lực để các quốc gia khác cải thiện các mục tiêu khí hậu của họ.

Chính sách năng lượng của Mỹ trong thời gian tới?

Tổng thống Joe Biden có kế hoạch mở rộng ra ngoài Hiệp định Paris, bao gồm kế hoạch kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD để đầu tư vào việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, cắt giảm lượng khí thải carbon từ năng lượng điện xuống 0 vào năm 2035 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

e Biden phát biểu nhậm chức bên ngoài toà nhà Quốc hội ngày 20-1. Ảnh: REUTERS.

Tổng thống Joe Biden phát biểu nhậm chức bên ngoài toà nhà Quốc hội Mỹ ngày 20-1. Ảnh: REUTERS.

Rõ ràng chính sách năng lượng của Mỹ đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ. Tổng thống Joe Biden không mất quá nhiều thời gian để hủy bỏ các nỗ lực của chính quyền Trump trong việc hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch và phủ nhận sự tồn tại của một cuộc khủng hoảng khí hậu.

Trong ngày đầu tiên ở Nhà Trắng, Biden đã thực hiện một loạt các hành động điều hành, cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Ông ngay lập tức thu hồi giấy phép mà cựu Tổng thống Donald Trump cấp cho đường ống Keystone XL và đặt lệnh tạm hoãn cho thuê dầu khí ở Bắc Cực. Theo dự báo của một số chuyên gia, động thái này sẽ làm mất đi 10.000 việc làm của người Mỹ, tương đương khoảng 2,2 tỷ USD tiền lương, qua đó có thể sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Bob McNally, chủ tịch công ty tư vấn Rapidan Energy Group, cho rằng: “Thời đại ủng hộ nhiên liệu hóa thạch đã qua". Còn các nhà hoạt động khí hậu thì vui mừng trong Ngày thứ nhất của Biden.

Trong khi đó Tom Werner, CEO của Công ty Lưu trữ năng lượng và công nghệ năng lượng mặt trời SunPower, hoan nghênh hành động điều hành của Biden và bày tỏ hy vọng về các bước bổ sung, bao gồm hỗ trợ cho các doanh nghiệp năng lượng sạch và hợp lý hóa việc cấp phép dự án.

Ít nhất đã có một CEO của Big Oil cũng đã hoan nghênh hành động của Biden. Gretchen Watkins, chủ tịch Shell cho rằng: "Tôi hoan nghênh quyết định của Tổng thống Biden về việc tham gia lại Hiệp định Paris. Đây là một thỏa thuận được thực hiện mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ với tư cách là thành viên và chúng tôi mong muốn được hợp tác với chính quyền để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong đó".

Rõ ràng, việc quay trở lại Hiệp định khí hậu Paris của chính quyền Biden có vẻ là một bước đi đúng đắn cho sự phát triển của toàn cầu. Đồng thời các doanh nghiệp hàng đầu cũng thấy rằng biến đổi khí hậu là mối quan tâm chiến lược cốt lõi đối với họ. Chính vì vậy, đã có hàng trăm công ty Mỹ cam kết đặt ra các mục tiêu giảm phát thải dựa trên cơ sở khoa học phù hợp với Thỏa thuận Paris. Trong nhóm này có nhiều thương hiệu và nhà tuyển dụng lớn nhất của Mỹ như AT&T, Best Buy, Dell, Kellogg, McDonald's, PepsiCo, Mars, Nike và Walmart…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hiệp định khí hậu Paris: Sự trở lại của nước Mỹ! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714157375 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714157375 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10