Hiệp ước New START có hàn gắn mối quan hệ Nga-Mỹ?

Diendandoanhnghiep.vn Tuần trước, Nga và Mỹ đã cùng ký những đạo luật phê chuẩn việc gia hạn New START, một hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng của cả hai.

Thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân đã được gia hạn 5 năm cho đến ngày 5 tháng 2 năm 2026. Đây là hiệp ước lớn cuối cùng giữa Nga và Mỹ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân riêng biệt với Nga, Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), dưới thời chính quyền Trump vào năm 2019.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký Hiệp ước New START tại Prague ngày 8/4/2010. Ảnh AP.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký Hiệp ước New START tại Prague ngày 8/4/2010. Ảnh AP.

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden đều bày tỏ "sự hài lòng" về việc gia hạn hiệp ước. Một hiệp ước mang tính bước ngoặt lần đầu tiên được ký kết trong thời hạn 10 năm bởi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vào năm 2010, có hiệu lực đến ngày 5/2/2021.

Hiệp ước New START là gì?

Trên thực tế, New Start là hiệp ước giới hạn số lượng vũ khí tấn công chiến lược mà cả hai nước có thể có.

New Start là hiệp ước giới hạn số lượng vũ khí tấn công chiến lược giữa Nga và Mỹ. Ảnh AP.

New Start là hiệp ước giới hạn số lượng vũ khí tấn công chiến lược giữa Nga và Mỹ. Ảnh AP.

Hiệp ước giới hạn mỗi bên không được triển khai hơn 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom hạng nặng. Đồng thời có không quá 1.550 đầu đạn trên các ICBM, SLBM đã triển khai và máy bay ném bom hạng nặng cho vũ khí hạt nhân. Ngoài ra hạn chế ở mức tổng cộng 800 bệ phóng ICBM, bệ phóng SLBM và máy bay ném bom hạng nặng đã triển khai hoặc chưa triển khai.

Quan trọng hơn, mỗi bên sẽ cho phép bên còn lại tiến hành thanh kiểm tra tại hiện trường để có được sự tin tưởng cao về việc tuân thủ các điều khoản của hiệp ước. Cả hai cũng tổ chức các cuộc họp thường xuyên trong khuôn khổ Ủy ban Tham vấn song phương để giải quyết những bất đồng hoặc những nghi vấn về việc triển khai hoặc thủ tục triển khai.

Về cơ bản, New START có tính thực tiễn hơn hẳn so với hiệp ước INF khi cả hai bên đều có thể xác minh được quá trình giải trừ quân bị. Đồng thời, giúp hai bên có thể thu thập được thêm thông tin về tình hình kho vũ khí lẫn nhau mà không thông qua các phương pháp thu thập và đánh giá thông tin tình báo truyền thống.

Người trong cuộc nói gì?

"Việc gia hạn Hiệp ước New START đáp ứng lợi ích quốc gia của Liên bang Nga, giúp duy trì tính minh bạch và khả năng dự đoán của các mối quan hệ chiến lược giữa Nga và Mỹ đồng thời hỗ trợ sự ổn định chiến lược toàn cầu với các tác động có lợi đối với tình hình quốc tế, và đóng góp vào tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân ”, Điện Kremlin cho biết.

Ở phía Mỹ, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki chia sẻ với các phóng viên rằng: “Hiệp ước New START là vì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, và việc gia hạn này càng có ý nghĩa hơn khi mối quan hệ với Nga đang “cơm không lành canh không ngọt”  ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, đây là hiệp ước duy nhất còn lại hạn chế các lực lượng hạt nhân của Nga và là một mỏ neo cho sự ổn định chiến lược giữa hai nước”.

New Start có hàn gắn mối quan hệ Nga-Mỹ?

Chắc chắn là không!

Tổng thống Biden đang cho thấy việc chuẩn bị áp đặt các chi phí mới đối với Nga trong khi chờ đợi những đánh giá tình báo mới về các hoạt động gần đây của nước này. Các quan chức chính phủ Biden cho biết, có thể họ sẽ không "thiết lập lại" quan hệ song phương với Moscow như nhiều đời tổng thống Mỹ trước đó đã làm kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cho thấy các hành động cứng rắn trong quan hệ với Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cho thấy các hành động cứng rắn trong quan hệ với Nga.

Tân Tổng thống Mỹ cũng đã ra lệnh cho Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines cung cấp cho ông đánh giá tình báo đầy đủ về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020, sử dụng vũ khí hóa học chống lại nhà lãnh đạo đối lập Alexei Navalny và “treo thưởng đầu người” của các binh sĩ Mỹ ở Afghanistan.

Ngoài ra, Joe Biden cũng yêu cầu Haines đánh giá về cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào các cơ quan từ vụ hack SolarWinds, mà nhiều nhà phân tích và quan chức chính phủ Mỹ đã đổ lỗi cho Nga.

Một quan chức cấp cao của Mỹ giấu tên cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với Nga, để buộc Nga phải chịu trách nhiệm về những hành động “không phù hợp” trong những năm gần đây”.

Có thể nói, chính quyền Biden là chính quyền duy nhất từ trước đến nay của nước Mỹ không muốn “lật sang một trang mới” và xây dựng mối quan hệ “nồng ấm” hơn với Điện Kremlin sau khi nhậm chức. Có lẽ mọi thứ bắt nguồn từ sự hoài nghi của Đảng Dân chủ 4 năm trước, khi cho rằng Điện Kremlin đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 chống lại ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton. 

Cuối cùng, việc ký hiệp ước New Start có thể sẽ tránh cho Moscow và Washington một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và làm trầm trọng thêm quan hệ Nga-Mỹ. Nhưng có thể cũng không hàn gắn được mối quan hệ đối nghịch nhiều năm của hai cường quốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hiệp ước New START có hàn gắn mối quan hệ Nga-Mỹ? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714400702 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714400702 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10