Xây dựng nông thôn mới: Thay một chữ, đổi một đời

NGUYỄN VIỆT 24/07/2021 00:19

Trung ương chỉ đổi một chữ trong nghị quyết là nông dân đổi đời. Trước đây chúng ta hay nói phải giữ 3,8 triệu ha đất lúa, bây giờ đổi lại 3,8 triệu ha đất nông nghiệp. Và người dân đã đổi đời.

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm ( đại biểu Quốc hội đoàn Hưng Yên) chia sẻ tại phiên thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, ngày 23/7.

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định Sơn La là hình mẫu, điển hình cần nhân rộng về xây dựng nông thôn mới. Vì trước đây Bộ trưởng Tô Lâm đã làm trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên, và nhận thấy đây là vùng đất giàu có cũng như tiềm năng nhất Việt Nam.

Một chậu hoa mua được tạ lúa

“Tôi nhận thấy không có người dân nào ở Tây Nguyên phải đi vùng khác mưu sinh hay lập nghiệp, mà chỉ có những người dân từ vùng khác đến đây dựng nghiệp và trở lên giàu có”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.

Từ Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Nam Bộ đều tìm đến Tây Nguyên. Vậy tại sao Tây Nguyên lại thu hút được nhiều người đến lập nghiệp tại đây? Theo Bộ trưởng Tô Lâm, đó là do đất đai màu mỡ, sản lượng cao.

Bộ trưởng Tô Lâm chia sẻ đã từng tổ chức một hội nghị với nội dung “Nông nghiệp Tây Nguyên dưới góc nhìn của những tỷ phú nông dân”. Tức là ai canh tác trên 1ha đất mà đạt 1 tỷ đồng trở lên thì đến dự. Và hội nghị đã thu hút được hơn 600 đại biểu tham gia.

Trong khi đó, so sánh lại những vùng khác như Đồng bằng Bắc Bộ hay Đồng bằng Nam Bộ được đánh giá là nổi tiếng về sự giàu nhưng lại đang có “xu hướng nghèo dần”. Vì 1ha đất của Đồng bằng Bắc Bộ chỉ thu lại được 50 triệu đồng/năm, nếu chỉ trồng lúa. Còn ở Tây Nguyên sẽ là 1 tỷ đồng, tức là cao gấp 20 lần sản lượng tại Đồng bằng Bắc Bộ.

Điều này khiến cho chúng ta suy nghĩ gì? Nếu 1ha đất thu được 1 tỷ đồng thì người nông dân tại những vùng này sẽ rất giàu có, điều đó đưa đến triển khai chương trình nông thôn mới rất nhanh và đơn giản”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.

Vẫn theo Bộ trưởng Tô Lâm, ở Đắc Lắc số lượng ô tô chỉ có thua Hà Nội và TP.HCM. Người dân tại đây đi lên rẫy bằng ô tô, một gia đình thường có 1 xe để đi du lịch, 1 xe để đi làm rẫy. Vì chỉ 1ha đất trồng sầu riêng có thể đạt tới 5 tỷ đồng, chanh leo khoảng 3 tỷ đồng. Như vậy, chỉ 1 ha là thừa khả năng mua ô tô.

Do đó, theo Bộ trưởng Tô Lâm, trung ương chỉ đổi một chữ trong nghị quyết là nhân dân đổi đời. Trước đây chúng ta hay nói phải giữ 3,8 triệu ha đất lúa, bây giờ đổi lại 3,8 triệu ha đất nông nghiệp. Và người dân đã đổi đời.

Bộ trưởng Tô Lâm chia sẻ câu chuyện tại quê hương ông là Hưng Yên, người dân chuyển từ trồng lúa sang trồng hoa đã mang lại thu nhập rất cao. Chỉ cần bán một chậu hoa có thể mua được vài tạ lúa. Như vậy, đi cùng sự chuyển đổi là một bộ mặt mới của nông thôn sẽ đổi thay.

Quay trở lại câu chuyện Sơn La, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, mô hình trồng cây ăn quả để thu lại lợi nhuận cao là mô hình rất đáng khuyến khích. Ví dụ, cam không hạt, hồng không hạt, cam không hạt, sắn cao sản...

Do đó, muốn thay đổi cuộc sống của người dân nông thôn và xây dựng thành công chương trình nông thôn mới thì cần phải có những thay đổi mạnh mẽ trong cách thức nâng cao năng suất từ đất.

Để làm được điều này, thì phải trả lời được câu hỏi, một ha đất thu lại lợi nhuận được bao nhiêu? Một xã có số diện tích đất nông nghiệp như vậy thì nên trồng cây gì để mang lại hiệu quả cao nhất, để người nông dân có thu nhập cao? Khi đã nhìn thấy hiệu quả cao thì câu chuyện đóng góp xây dựng điện, đường, trường, trạm không còn là sự trăn trở với người dân nông thôn.

Nhìn từ địa phương mình, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Ninh Bình) thẳng thắn, hiện nay Ninh Bình mới đang “phấn đấu” đạt 165 triệu đồng/ha đến cuối nhiệm kỳ, còn hiện nay chỉ đạt 130 triệu đồng/ha.

Cần những “động lực” tích cực

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh (Ninh Bình) bình luận, nếu muốn “nông dân giàu có, nông thôn thịnh vượng” thì khâu tổ chức thực hiện đóng vai trò rất quan trọng. Đó là cấp trung ương cho định hướng, nguyên tắc, tiêu chí phân bổ và hậu kiểm.

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh (Ninh Bình)

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh (Ninh Bình)

Còn lại phân cấp, phân quyền cho địa phương và địa phương tự chịu trách nhiệm, trung ương chỉ kiểm tra và giám sát. Vì chỉ có địa phương mới biết ở huyện đó cần cái gì, nông thôn cần cái gì, nông dân cần cái gì.

Bà Thanh nêu ví dụ thực tiễn về hỗ trợ gà cho bà con nông dân, nhưng họ chỉ nhận được toàn... gà trống. Đi tìm hiểu lý do tại sao lại chỉ hỗ trợ toàn gà trống thì mới biết giá mua gà trống rẻ hơn gà mái.

Qua câu chuyện này bà Thanh muốn nói rằng, những chính sách hỗ trợ mà đều do trên giao xuống cho địa phương thì sẽ xảy ra như vậy. Vì địa phương chỉ làm theo chỉ đạo từ trung ương để thực hiện.

Nhìn nhận kết quả của chương trình nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu, nhưng theo đại biểu Nguyễn Chu Hồi (Hải Phòng), những kết quả ấy có bền vững hay không mới là vấn đề. Ngoài cơ sở hạ tầng nông thôn thôi thì chưa đủ, còn sinh kế, nông nghiệp địa phương có phát triển không để duy trì thành quả mà Nhà nước đã đầu tư. Không thể cứ bao cấp mãi. Các tổ chức ở nông thôn mà không tự chủ, tự quản được thì khó.

Dẫn chứng đối tượng là ngư dân, cùng ở nông thôn nhưng có đặc thù khác các đối tượng khác, đại biểu Nguyễn Chu Hồi cho rằng, những đối tượng ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường chưa được nói tới, vậy có nên đề nghị Nhà nước và Chính phủ nghiên cứu cứu sớm để ban hành chính sách đặc thù cho ngư dân hay không, khi đối tượng này đi biển hàng tháng trời. 

"Nếu không chúng ta cam kết phát triển nghề cá có trách nhiệm là rất khó. Nếu cứ gắn vào nông nghiệp thuần túy là chưa đủ, phải có ngư dân, ngư nghiệp", đại biểu Nguyễn Chu Hồi bày tỏ.

Đại biểu Nguyễn Hữu Đông (Sơn La) đánh giá, chính sách trong chương trình xây dựng nông thôn mới rất có ý nghĩa, đi đúng trọng tâm, trọng điểm mà các tỉnh như Sơn La đang cần.

Tuy nhiên, ông Đông cũng đề nghị cần nghiên cứu thật kỹ để không trùng lặp về đối tượng. Vì có thể một vài xã, bản được hưởng nhiều, nhưng có nơi lại không được cái gì. Bên cạnh đó sẽ tạo ra “động lực” không muốn thoát nghèo hoặc không muốn xây dựng nông thôn mới. Điều này vô cùng nguy hiểm.

Đại biểu Đõ Tiến Sỹ (Hưng Yên) nhìn nhận, sau hơn 10 năm thực hiện chương trình nông thôn mới, trong tờ trình của Chính phủ cũng như một số văn bản báo cáo đều khẳng định, đây là chương trình đã đem lại sự thay đổi to lớn, toàn diện, thậm chí mang tính chất lịch sử.

Chúng ta cảm nhận rất rõ sự thay đổi của khu vực nông thôn từ chương trình này. Và câu chuyện lớn nhất của chương trình nông thôn mới trong giai đoạn tới là vấn đề phát triển kinh tế nông thôn, tổ chức sản xuất... đây thực sự là những đề lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • Quốc hội thông qua cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ mới

    Quốc hội thông qua cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ mới

    09:39, 23/07/2021

  • Thủ tướng đề nghị Quốc hội giữ nguyên cơ cấu tổ chức Chính phủ

    Thủ tướng đề nghị Quốc hội giữ nguyên cơ cấu tổ chức Chính phủ

    12:13, 22/07/2021

  • Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội:

    Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội: "Cứu doanh nghiệp như cứu người bệnh"

    10:38, 22/07/2021

  • Đại biểu Quốc hội đề xuất ban hành nghị quyết khẩn cấp phòng chống COVID-19

    Đại biểu Quốc hội đề xuất ban hành nghị quyết khẩn cấp phòng chống COVID-19

    20:00, 21/07/2021

  • Quốc hội giám sát những việc dân bức xúc

    Quốc hội giám sát những việc dân bức xúc

    12:48, 21/07/2021

  • Thứ trưởng Bộ Công an làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội

    Thứ trưởng Bộ Công an làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội

    10:10, 21/07/2021

NGUYỄN VIỆT