Quốc hội giám sát những việc dân bức xúc

Diendandoanhnghiep.vn Chúng ta nên tập trung vào chuyên đề nhân dân bức xúc, đó là thực hiện chính sách pháp luật trong bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) phát biểu tại phiên thảo luận tại Hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022, ngày 21/7.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau).

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau).

Đại biểu Lê Thanh Vân kiến nghị Quốc hội cần cân nhắc 2 chuyên đề thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021 và việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

“Hai chuyên đề này, cơ sở pháp lý chưa vững chắc, cần tổng kết đánh giá trước khi trình giám sát để kín kẽ hơn. Thay vào đó, nên tập trung vào chuyên đề nhân dân bức xúc, đó là thực hiện chính sách pháp luật trong bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ”, đại biểu Lê Thanh Vân nói.

Dẫn lại câu chuyện một Phó Chủ tịch phường ở Khánh Hoà, Đại biểu Lê Thanh Vân đánh giá vị Phó Chủ tịch phường này đã rất ấu trĩ trong nhận về công tác chống dịch, vì do là cán bộ được luân chuyển từ phòng chuyên môn xuống khiến dư luận băn khoăn.

Hay việc Hội đồng Bầu cử phải loại ra một đại biểu vì vi phạm nhiều năm trước. Điều đó cho thấy triển khai tổ chức nhân sự về văn bản có lúc thiếu nhất quán, chọn không đúng người.

“Giám sát hiệu quả thì tạo động lực mạnh mẽ xốc lại đội hình, nâng cao chất lượng bộ máy thực hiện chiến lược 5 năm”, Đại biểu Lê Thanh Vân bày tỏ.

Một chuyên đề khác cần đưa vào giám sát tối cao theo Đại biểu Lê Thanh Vân là sử dụng tài sản công, khi thời gian qua vi phạm rất nhiều nhưng ít kiểm tra, giám sát.

Tài sản công ở đơn vị, ngành được chuyển hoá từ công sang tư bằng nhiều thủ đoạn, qua đấu giá trá hình, chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhưng chưa có đợt giám sát tối cao của Quốc hội để chỉnh đốn lại pháp luật và công tác quản lý sử dụng tài sản”, Đại biểu Lê Thanh Vân thẳng thắn.

Nêu câu chuyện như vậy, đại biểu Lê Thanh Vân khẳng định, nếu làm được thể chế nhà nước, thể chế kinh tế sẽ tạo xung lực mới cho hoạt động Chính phủ hiệu quả hơn, đáp ứng nguyện vọng nhân dân.

Đại biểu Vũ Trọng Kim (Nam Định).

Đại biểu Vũ Trọng Kim (Nam Định).

Còn đại biểu Vũ Trọng Kim (Nam Định) lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề “hậu giám sát”. Do đó đại biểu Vũ Trọng Kim đề nghị phải quan tâm khi lập chương trình, việc hậu giám sát giao cơ quan đơn vị nào, cá nhân nào thực hiện theo dõi báo cáo Quốc hội.

Các địa phương, đối tượng được giám sát có kết quả gì, thực hiện ra làm sao, không để như “lưỡi dao chặt xuống nước”.

“Tổ chức giám sát công phu nhưng kết quả thực hiện kiến nghị thế nào thì phải hết sức lưu ý, kể cả kiến nghị với các ngành và Chính phủ, phải báo cáo kết quả đã thực hiện thế nào, hay trả lời kiến nghị không phù hợp cũng phải nói cho rõ. Chính phủ, các ngành phải có hành động cụ thể khi thực hiện hậu giám sát”, đại biểu Vũ Trọng Kim bày tỏ.

Đồng quan điểm về “hậu giám sát”, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM), cho rằng, giám sát xong báo cáo hậu giám sát rất ít, không biết sau giám sát địa phương, đơn vị thực hiện thế nào. Đại biểu cũng kiến nghị cần sớm xây dựng cơ chế, quy trình cho đại biểu, tổ đại biểu muốn thực hiện quyền giám sát của mình.

Cho rằng, việc xây dựng Chương trình giám sát của Quốc hội đang “ăn đong” hàng năm, do đó đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần chủ trì xây dựng Đề án đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội và thực hiện ngay ở năm đầu nhiệm kỳ.

“Đề án cần định hướng, xác định nội dung tổng quan cho cả nhiệm kỳ khóa XV. Trên cơ sở đó, hàng năm, Quốc hội sẽ xem xét, lựa chọn, quyết định những nội dung chuyên đề giám sát cụ thể, có lộ trình, đảm bảo tầm nhìn toàn diện và căn bản hơn. Trong tình hình phát sinh đột xuất thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo với Quốc hội để điều chỉnh bổ sung nội dung giám sát phù hợp hơn”, đại biểu Hoàng Đức Thắng nói.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022. Theo đó, dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 trình Quốc hội xem xét 4 chuyên đề, chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Chuyên đề 1 tập trung việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021;Chuyên đề 2 việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành; Chuyên đề 3 việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021; Chuyên đề 4 việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quốc hội giám sát những việc dân bức xúc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714083431 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714083431 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10