Khơi thông du lịch cộng đồng
Trong bối cảnh bình thường mới của ngành du lịch, việc phát triển du lịch cộng đồng chính là lợi thế của các địa phương như Quảng Nam.
>>Cơ hội của Việt Nam với thị trường khách quốc tế
Sau những tác động của đại dịch COVID-19, xu hướng đi du lịch đang dần thay đổi, trong đó du khách hướng đến các sản phẩm rời xa đô thị, tăng tính trải nghiệm, khám phá.
Sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa
Tỉnh Quảng Nam đã thay đổi nhận thức không tập trung phát triển du lịch ở các khu đô thị, di sản mà mở rộng không gian phát triển du lịch về phía Nam và phía Tây. Điều đó đã góp phần hình thành những sản phẩm, tour du lịch liên kết mang khuynh hướng cộng đồng, dựa vào giá trí bản sắc của địa phương.
Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch mang tính cộng đồng sẽ phát huy giá trị di sản. Cùng với đó là kết hợp phát triển giữa trải nghiệm, khám phá trong những sản phẩm nông nghiệp thân thiện môi trường, giá trị văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số…, góp phần làm tăng giá trị trải nghiệm nghỉ dưỡng của du khách khi đến với Quảng Nam. Thông qua đó, cũng tăng thêm thời gian ở lại của du khách so với trước đây.
Theo ông Trần Văn Khoa, Giám đốc Công ty TNHH JackTran Tours, mọi hoạt động thường ngày của người dân đều có thể được phát triển thành một sản phẩm du lịch cộng đồng, miễn là người làm du lịch đặt chất lượng lên hàng đầu và hướng tới cho du khách trải nghiệm nhiều hơn, thay vì chỉ đi, nghe và nhìn.
“Du khách biết đến Việt Nam, đến Hội An như một địa điểm sinh thái, thân thiện, do đó cần có những sản phẩm mới mang tính chiều sâu về văn hóa, đầu tư về trí tuệ, kiến thức chuyên môn, chỉnh chu hơn để đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị hơn”, ông Trần Văn Khoa nhấn mạnh.
>>Du lịch Quảng Ninh thích ứng ra sao trong tình hình mới?
>>Báo nước ngoài: Việt Nam có chính sách nhập cảnh dễ dàng nhất Đông Nam Á
Cần nhiều hơn nữa cơ chế mở
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch số 5177 về phát triển du lịch xanh đến năm 2025. Cùng với đó, địa phương này đã ban hành Bộ tiêu chí Du lịch xanh và đang hình thành các sản phẩm du lịch xanh dựa trên các tiêu chí đã ban hành.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tỉnh Quảng Nam phải triển khai nhiều giải pháp, cơ chế đồng bộ hơn nữa để bắt kịp xu hướng du lịch- dịch vụ xanh của thế giới. Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân, đồng thời xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển du lịch xanh.
Ông Phan Xuân Thanh- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho rằng tỉnh Quảng Nam cần có cơ chế quản lý Nhà nước về du lịch hướng đến chiều sâu, đồng thời có chính sách khuyến khích du lịch nông nghiệp, thúc đẩy du lịch tái tạo thông qua các cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp. Song song với đó, cần chuyển dịch cơ cấu lao động và đào tạo lại lao động ngành du lịch. Đồng thời thiết lập chính sách ưu tiên và kiểm soát phát triển đô thị xanh từ lợi thế cân bằng giữa khai thác tiềm năng của địa phương với vấn đề bảo vệ môi trường, tái tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cần lồng ghép nội dung phát triển du lịch cộng đồng vào Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm
Gia tăng vị thế của ngành du lịch trên bản đồ quốc tế
04:00, 02/04/2022
Du lịch Việt hấp dẫn du khách với hơn 10.000 tour kích cầu và nhiều sản phẩm mới
16:30, 01/04/2022
Du lịch Quảng Ninh đổi mới nắm bắt “thời cơ vàng”
04:00, 01/04/2022
Hội chợ VITM Hanoi 2022: Kết nối phục hồi du lịch
11:00, 31/03/2022
Du lịch thích ứng trong bình thường mới
09:56, 30/03/2022
Doanh nghiệp cần kế hoạch quảng bá du lịch mang tính quốc gia
03:00, 30/03/2022