Những mảng màu rực rỡ từ quilting

Đào Vũ 11/12/2022 03:00

Quilting là nghệ thuật chần vải của nước Mĩ với những câu chuyện ngọt ngào của mỗi người, còn với Việt Nam nó chẳng có tên gọi như thế nhưng là cả một “khoảng trời” của văn hóa xưa cũ.

>>Quảng Ninh: Đổi mới để du lịch không mang tính mùa vụ

Nghệ thuật chần vải là một nghề thủ công truyền thống rất đặc trưng dành riêng cho phụ nữ và rất phát triển ở Mĩ. Xuất phát từ việc những người dân di cư đến Mĩ gặp khó khăn trong việc chuyên chở vải vóc, vốn dày và nặng, nên họ nghĩ đến việc giữ lại các tấm vải may thừa và ghép chúng lại để tối giản hoá đồ đạc mang theo. Thay vì vứt bỏ những mảnh vải, quần áo, chăn cũ họ may lại thành những sản phẩm mới, có giá trị sử dụng như chăn, đệm,... 

Và để cho các đường may thêm chắc chắn và chăn ấm hơn vào mùa đông họ chần lên lớp vải hoặc bông. Những bộ ga gối ghép vải nhiều màu sắc chính là những câu chuyện kể ngọt ngào nhất trước khi chìm vào giấc ngủ sâu và thư giãn. Ở Mĩ, nghệ thuật này rất được ưa chuộng từ những thế kỷ trước, còn được các bà nội trợ làm ra để gửi cho những người lính ở chiến trường. Nghệ thuật này chính thức phát triển vào thế kỷ 19, và cao trào nhất ở thế kỷ 20.

Còn đối với Việt Nam, nghệ thuật này không có tên là quitlting những nó được gọi với cái nghề gắn liền với đời sống dân cư như dệt vải, chần bông và may vá, thêu thùa… Mỗi thứ cứ như thế tự nhiên ghép lại thành những chiếc chăn bông, áo bông đủ sưởi ấm cả một mùa lạnh giá. Cứ mỗi độ xuân về, chiếc áo bông của người Hà Nội không chỉ là thời trang mà còn mang theo những câu chuyện văn hóa xưa cũ. Đó là những kỷ niệm của những cái rét cắt da cắt thịt của miền Bắc, là những kỷ niệm về sự ấm áp, chở che từ bàn tay của bà, của mẹ.

Có lẽ cũng từ chiếc áo bông đó ta vẫn còn nhớ đâu đó khoảng trời ký ức tuổi thơ cảnh người giàu, kẻ nghèo. Những đứa trẻ nhà nghèo thì may áo bông bằng vải, nhìn sang những đứa trẻ nhà giàu thì may bằng nhung, sang nữa thì bằng vải gấm chần bông. Rồi lớn hơn nữa, đâu đó bóng dáng của câu chuyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam đã làm ta thấm thía cái cảm giác được khoác một chiếc áo bông chần vải giá trị đến nhường nào.

>>Kết nối cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam

>>Kết nối cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Anh Nguyễn Thanh Tùng – CEO & Founder của Tomato Handmade Store, là người đã vận dụng nghệ thuật quilting của Mĩ nhưng lại rất khéo léo kế thừa và phát huy giá trị văn hóa một thời của dân tộc, đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng, được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước yêu thích mỗi khi đến Việt Nam.

Anh cho biết: “Mỹ là quốc gia đưa nghệ thuật quilt phát triển đến đỉnh điểm, khi đến quần đảo Hawaiian đã được ứng dụng mô phỏng hình những chiếc lá cây lên sản phẩm gối tựa, chăn, rèm,… tạo thành Hawaiian quilt. Tại New York, với phong cách biến tấu tạo nên một xu hướng thời trang chắp vá trong giới Híp-pe, thể hiện cá tính và phong cách trên các bộ trang phục, túi ví… tạo thành Crazy Quilt”.

Hai vợ chồng anh Tùng luôn gửi gắm nét đẹp văn hóa dân tộc trên mỗi tác phẩm Quilt

Hai vợ chồng anh Tùng luôn gửi gắm nét đẹp văn hóa dân tộc trên mỗi tác phẩm Quilt

Anh Tùng cho biết thêm: “Tại các vùng đồng quê lan rộng từ những nhà may nhỏ tổ hợp thành những công xưởng, họ mua các công nghệ in, sáng tạo hoa văn trên vải. Rồi họ phát triển thành trị trấn quilt, bảo tàng Quilt để thu hút khách du lịch tạo thành một hệ sinh thái handmade. Ra đời hàng loạt các trường phái Quilt mới: Hexagon quilt (ghép lục giác), patchwork, freestyle vv… Cha ông ta thuở xưa cũng đã sử dụng rất nhiều trên các tấm chăn con công, chăn chần,… cũng được xem là một nghệ thuật Quilting”.

Mỗi tác phẩm chính là một sự giao thoa văn hóa giữa nghệ thuật Quilt và dấn ấn Việt Nam

Mỗi tác phẩm chính là một sự giao thoa văn hóa giữa nghệ thuật Quilt và dấn ấn Việt Nam

Kế thừa giá trị văn hóa dân tộc nhưng chủ động hòa nhập với văn hóa quốc tế, Tomato Handmade Store vẫn được vợ chồng anh Tùng giữ nguyên vẹn một nét truyền thống qua cách gieo màu và đầy sáng tạo qua cách chần vải. “Tuy ứng dụng kỹ thuật Quilting vào các dòng sản phẩm của mình nhưng vẫn mang một mong muốn phác hoạ lại kỹ thuật truyền thống, nâng cấp thành các sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao, sáng tạo và lưu giữ những nét văn hoá của Việt Nam trên từng sản phẩm để mang tới cộng đồng quốc tế những trải nghiệm do trí tuệ người Việt tạo ra, không chỉ đẹp, bền mà còn có công năng sử dụng cao.” – Anh Tùng khẳng định.

Chia sẻ về nét văn hóa độc đáo này của nước Mĩ, chị Lưu Thị Hương Mĩ – Thạc sĩ Thần học hiện đang sống và làm dâu tại Wahiawa – Hawaii cho hay: “Nghệ thuật này ở Mỹ rất phổ cập. Nơi đây còn có Bảo tàng National Quilt Museum là một trong những điểm đến yêu thích của các nghệ nhân và người yêu nghệ thuật chần vải. Về phong cách thì rất đa dạng, tùy mỗi người với những tư duy nghệ thuật và màu sắc khác nhau có thể đưa những nhân vật hoạt hình, những phong cảnh đẹp, những nhân vật cổ tích yêu thích của trẻ nhỏ. Người ta cũng có thể thêu hoa, thêu tên trên các tấm vải, hoặc tạo thành một bức tranh tả cảnh đồng quê, con người, hoặc chỉ đơn giản ghép các tấm vải nhiều màu sắc hoặc tự may chăn cho các con nhằm mục đích thể hiện tình yêu của mình trong đó...”

Ths. Lưu Thị Hương Mỹ cho rằng may chần vải theo Quilting cũng như thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ Việt

Ths. Lưu Thị Hương Mỹ cho rằng may chần vải theo Quilting cũng như thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ Việt

Những người mẹ, người vợ tại Mỹ đã từng tự tay may cho chồng, cho các con nhiều đồ dùng trong gia đình. Đó là sự trân trọng và yêu thương gửi gắm trong đó. Với chị Hương Mĩ, quiltting không chỉ đơn thuần là nghệ thuật để hòa chung nhịp văn hóa bản địa, mà với chị còn có một nhận định: “Thông qua mỗi tác phẩm của mình cũng phần nào thể hiện được sự chỉn chu, tỉ mỉ và đầy khéo léo của người phụ nữ Việt”.

Có thể bạn quan tâm

  • Thêm cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch

    Thêm cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch

    11:32, 10/12/2022

  • Quảng Ninh: Đổi mới để du lịch không mang tính mùa vụ

    Quảng Ninh: Đổi mới để du lịch không mang tính mùa vụ

    03:30, 10/12/2022

  • Du lịch Việt Nam đang phục hồi tích cực

    Du lịch Việt Nam đang phục hồi tích cực

    02:00, 10/12/2022

  • Kết nối cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam

    Kết nối cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam

    00:05, 10/12/2022

Đào Vũ