Tây Nguyên tạo "đòn bẩy" cho du lịch cộng đồng

MAI CHIẾN 01/01/2023 00:00

Tây Nguyên ngoài sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên, còn có những bản làng mang đậm bản sắc văn hoá người dân tộc thiểu số nhưng lại chưa được khai thác đúng hướng để trở thành thế mạnh.

>>Tập trung nguồn lực cho những dự án đầu tư công trọng điểm quốc gia

Tại Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, làng Ốp được chính quyền địa phương xây dựng để trở thành làng văn hoá gắn với du lịch cộng đồng từ nhiều năm nay. Nhưng đến nay, việc phát triển có những bước tiến rất chậm dù đã được đưa vào điểm du lịch.

Ngoài dịch vụ ăn uống phát triển thì gần như không có thế mạnh nào của làng Ốp được phát huy. Vẻ đẹp hoang sơ của ngôi làng cùng với khu nhà mồ (khu vực chôn người chết) với những tượng gỗ chưa được khai thác đúng mức. Lợi thế về sông suối, đồng ruộng cũng chưa được lên kế hoạch khai thác, cho nên làng Ốp vẫn chưa thành một làng du lịch cồng đồng đúng nghĩa.

Du lịch Tây Nguyên đang từng ngày tạo được điểm nhấn với khách du lịch.

Du lịch Tây Nguyên đang từng ngày tạo được điểm nhấn với khách du lịch.

Ở Kon Tum, làng Kon Pring, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plong) được xây dựng trở thành làng du lịch cộng đồng gắn với cuộc sống, văn hoá của người bản địa. Và đến nay, Kon Pring đã trở thành mô hình du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách với nhiều hình thức lựa chọn.

Du khách có thể lựa chọn, ăn ở cùng với nhà dân, hoặc thuê phòng homestay để nghỉ ngơi. Dịch vụ ăn uống, các nghi lễ văn hoá cũng được phục dựng để phục vụ du lịch. Từ đây, bà con trong làng Kon Pring đã có những thu nhập nhất định về du lịch.

Ông Phạm Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho hay: “Mục đích của việc phát triển Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Pring là nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; Đồng thời nâng cấp cảnh quan thiên nhiên, môi trường du lịch, trình độ dân trí, vị thế du lịch của huyện Kon Plông đối với du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy tiêu dùng, xuất khẩu tại chỗ và phát triển nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Kon Tum đang định hướng phát triển du lịch cộng đồng trở thành thế mạnh của tỉnh. Theo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh hiện có 4 Làng Du lịch cộng đồng được UBND tỉnh công nhận gồm: Làng Du lịch cộng đồng Kon K’tu, Làng Du lịch cộng đồng Kon Klor (TP. Kon Tum); Làng Du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi (huyện Đăk Hà) và Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Pring (huyện Kon Plông). Ngoài ra, ở các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát triển các điểm, làng du lịch cộng đồng để hỗ trợ, hướng dẫn người dân xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch.

a

Tây Nguyên có tiềm năng rất lớn để hình thành và phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch độc đáo như du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái-văn hóa, nghỉ dưỡng,...

Trước sự hiệu quả không hề nhỏ của du lịch cộng đồng ở Kon Tum, Đăk Nông cũng đang xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với giá trị đặc trưng của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Cùng với đó, triển khai xây dựng mô hình mẫu làng du lịch cộng đồng N’Jriêng, xã Đắk Nia thành phố Gia Nghĩa.

Tây Nguyên đang có một sức mạnh văn hoá khi sở hữu 2.525 thôn, làng đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây thực thực sự là một tiềm năng lợi thế không hề nhỏ, khi mang trong lòng những di sản lớn, đó là Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, kiệt tác và là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; các giá trị kiến trúc truyền thống độc đáo như: Nhà Rông, nhà Dài, nhà Mồ...; các lễ hội truyền thống độc đáo (lễ hội đua Voi, Cồng Chiêng, Bỏ Mả, Cơm Mới...); các giá trị văn hóa dân gian, các sử thi truyền miệng, các loại nhạc cụ dân tộc độc đáo.

Ông Phạm Hải Quỳnh - Viện trưởng Viện phát triển du lịch Châu Á, Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam cho biết, Tây Nguyên với nền địa hình khá đa dạng, khí hậu mát mẻ, nhiều danh lam thắng cảnh và nổi tiếng, cùng với những giá trị văn hóa đặc sắc, là tiềm năng rất lớn để hình thành và phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch độc đáo như du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái-văn hóa, nghỉ dưỡng...

Trong lần tham dự Hội nghị bàn giải pháp phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên tại tỉnh Kon Tum, ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) cho rằng: “mỗi tỉnh Tây Nguyên phải có các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc riêng, tạo điểm nhấn, không trùng lặp với các tỉnh khác. Trong bối cảnh du khách có nhiều sự lựa chọn thì phải lấy bản sắc, cái hiếm có của mình để phát triển, tạo sản phẩm để du khách chọn đến với mình”.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp du lịch Việt đã sẵn sàng đón khách Trung Quốc?

    Doanh nghiệp du lịch Việt đã sẵn sàng đón khách Trung Quốc?

    04:00, 30/12/2022

  • Đà Nẵng tập trung tiếp cận nhóm khách du lịch hạng sang

    Đà Nẵng tập trung tiếp cận nhóm khách du lịch hạng sang

    03:30, 30/12/2022

  • Kích hoạt mùa du lịch mới tại Đồ Sơn

    Kích hoạt mùa du lịch mới tại Đồ Sơn

    03:45, 30/12/2022

MAI CHIẾN