Đà Nẵng: Phát triển đường thủy nội địa gắn với du lịch

TUẤN VỸ 11/01/2023 03:00

Trong thời gian tới, TP. Đà Nẵng sẽ phát triển thêm nhiều tuyến vận tải hành khách trên sông, biển để phục vụ khách du lịch, đa dạng sản phẩm để “hút” khách.

>>Đà Nẵng: Xe, tàu hết chỗ những ngày cận Tết

Tại Kế hoạch phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Đà Nẵng đã xác định xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách đường thủy nội địa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh - tế xã hội của địa phương. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc phát triển phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện thủy nội địa trên địa bàn.

Theo TP. Đà Nẵng, địa phương cũng sẽ phát triển đội tàu theo hướng đa dạng, ưu tiên khuyến khích phát triển các loại tàu có thiết kế hiện đại, an toàn cao, bảo vệ môi trường và phù hợp với cảnh quan trên các tuyến vận tải. Cùng với đó, địa phương cũng khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Hiện tại, các sản phẩm du lịch đường thủy nội địa tại Đà Nẵng vẫn chưa đa dạng.

Hiện tại, các sản phẩm du lịch đường thủy nội địa tại Đà Nẵng vẫn chưa đa dạng.

Thông qua Kế hoạch lần này, Đà Nẵng sẽ phát triển đồng bộ, cân đối giữa phương tiện vận tải hành khách du lịch, cảng, bến thủy nội địa và điểm đến du lịch trên tuyến đường thủy nội địa. Song song, đẩy mạnh các tuyến vận tải đường thủy nội địa nhằm kết nối các điểm đến du lịch như khu du lịch, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, dịch vụ,...

Cụ thể, Đà Nẵng sẽ phát triển các tuyến sông như sông Hàn - cầu Trần Thị Lý, tuyến sông Hàn đi vịnh Đà Nẵng, tuyến sông Cu Đê - Trường và tuyến sông Cu Đê - vịnh Đà Nẵng phát triển kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Ngoài ra, khu vực bán đảo Sơn Trà phát triển kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch để tham quan, trải nghiệm.

Để phát triển thêm đa dạng sản phẩm du lịch đối với lĩnh vực đường thủy nội địa, Đà Nẵng sẽ nghiên cứu kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và nhu cầu phát triển vận tải hành khách để hình thành các tuyến vận tải phù hợp. Cùng với đó, xem xét tích hợp các khu neo đậu phục vụ loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú trên tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi vào nội dung đề xuất kết cấu hạ tầng ngành giao thông và đồ án quy hoạch thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Các khu vực đón trả khách du lịch đang dần được đầu tư để hình thành sản phẩm du lịch mới.

Các khu vực đón trả khách du lịch đang dần được đầu tư để hình thành sản phẩm du lịch mới.

Ở góc độ đề xuất của doanh nghiệp, ông Đinh Văn Lộc, Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Đà cũng cho rằng Đà Nẵng cần nhanh hơn nữa trong thực hiện phương án phát triển du lịch đường sông. Trong đó, các tour dạo sông Hàn, lặn san hô, đánh bắt cá, du ngoạn vịnh Đà Nẵng,... đang nhận được nhiều sự quan tâm của du khách.

“Hiện Đà Nẵng đang thiếu tour cho phép đi ban ngày, chỉ bán vé vào ban đêm nhưng du khách vẫn chưa hào hứng lắm. Các thuyền chưa được đẹp nên cần khuyến khích cho các doanh nghiệp đóng thuyền buồm để phục vụ du khách. Địa phương có thể tận dụng địa thế vùng sông biển để phát triển các loại du thuyền cỡ nhỏ như Hạ Long. Cũng như đó, du lịch đường sông cũng được xem là một sản phẩm du lịch xanh. Khi thành phố mở cơ chế, doanh nghiệp sẽ phát triển các sản phẩm phù hợp để gia tăng trải nghiệm cho du khách”, ông Lộc đề xuất.

Đường thủy nội địa tại Đà Nẵng còn nhiều tiềm năng, cần được khai thác, xây dựng sản phẩm hợp lý để thu hút khách.

Đường thủy nội địa tại Đà Nẵng còn nhiều tiềm năng, cần được khai thác, xây dựng sản phẩm hợp lý để thu hút khách.

Theo tìm hiểu,  hiện Đà Nẵng đang có 10 doanh nghiệp hoạt động du lịch đường thủy, sức chứa hơn 2.000 chỗ. Thành phố đã quy hoạch 39 vị trí đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa.

Nhằm tạo động lực để du lịch đường thủy nội địa phát triển, địa phương cần chú trọng kêu gọi đầu tư nâng cấp cảng, bến thủy nội địa,... để phục vụ khách du lịch. Và để làm được việc đó, Đà Nẵng cần “bắt tay với doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm mới thu hút, hấp dẫn du khách.

Trong đó, xem xét mở rộng về phía Tây, phát triển sản phẩm phù hợp xu hướng du lịch bền vững, kết hợp văn hóa, lễ hội được tổ chức ngay trên sông để kéo khách đến với các vùng xa, du lịch cộng đồng,... Qua đó, từng bước giảm tải cho khu vực thành thị, mở rộng không gian du lịch cho địa phương.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường tiền điện tử bất ngờ phát đi tín hiệu tích cực

    Thị trường tiền điện tử bất ngờ phát đi tín hiệu tích cực

    05:05, 10/01/2023

  • Kinh doanh xăng dầu - Không thể giao doanh nghiệp thống lĩnh thị trường quyết giá

    Kinh doanh xăng dầu - Không thể giao doanh nghiệp thống lĩnh thị trường quyết giá

    05:00, 10/01/2023

  • Đòn bẩy nào giúp doanh nghiệp vượt khó trong năm 2023?

    Đòn bẩy nào giúp doanh nghiệp vượt khó trong năm 2023?

    08:43, 10/01/2023

TUẤN VỸ