Vải “lên trời” và vải “dưới đất”
Vải “lên trời” còn quá ít ỏi, vải dưới đất còn vật lộn với thị trường tiểu ngạch và toàn cảnh ngành trồng vải luôn đối diện nguy cơ “sập giá” bất cứ lúc nào
Cách xa thủ phủ cây vải thiều Bắc Giang 700km, vùng nông thôn Quảng Trị những ngày vừa qua nhà nhà mua vải, người người ăn vải. Vải có mặt trên bàn thờ, trong mâm cỗ cúng tết Đoan Ngọ, trong lúc đùa chơi, dỗ dành con trẻ.
Vải trở thành món ăn chơi rẻ tiền nơi vùng nông thôn nắng cháy khan hiếm trái cây. Dự có điều chẳng lành với đặc sản vải. Tôi bắt đầu lần mò tìm kiếm trên mạng. Kết quả rất buồn nhưng cũng có cái để dịu bớt nỗi buồn.
Mùa vải năm nay nông dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đối mặt với thất thu vì giá vải liên tục rớt còn 6 đến 8 ngàn đồng/kg.
Một người trồng vải lo lắng “Năm nay thì 6.000 - 8.000 đồng/kg, cứ đà này năm nay chúng tôi không đủ tiền phân bón, chăm sóc. Như vài năm về trước giá vải rớt xuống “đáy”, thì người nông dân không chỉ buồn mà còn... khóc vì thua lỗ!”
Lần này nguyên nhân không phải do thương lái Trung Quốc nhưng vẫn không thể thoát ra ngoài sự ảnh hưởng của họ, một lý do mà có lẽ không ai có thể tìm ra chổ để đổ lỗi. Năm nay vải Trung Quốc trúng lớn! Họ không còn nhiều nhu cầu mua vải nước ta, thế là mọi thứ liên quan đến cây vải trở nên lúng túng.
Thủ phủ vải của Trung Quốc nằm trên đảo Hải Nam, rất gần biên giới Việt Nam, vùng trồng vải trứ danh này có diện tích 32.900 km2, gấp 8,5 lần diện tích tỉnh Bắc Giang, bằng 1/10 diện tích nước ta; tương đương đồng bằng Sông Cửu Long! Theo Bộ Công Thương Việt Nam, năm nay riêng Hải Nam đạt 0,3 triệu tấn vải.
Có thể bạn quan tâm
Nông sản rớt giá đồng loạt
00:00, 25/06/2012
Xuất khẩu nông sản vào Hàn Quốc: Cửa lớn nhưng khó qua
06:54, 21/06/2018
Xuất khẩu nông sản: Kỳ vọng xa vời
12:50, 13/06/2018
"Cửa khó" để nông sản Việt vào siêu thị
04:12, 12/06/2018
Nông sản Việt và phận “hồng nhan đa truân”
05:15, 09/06/2018
Có thể đưa thêm vài con số, tổng sản lượng vải của Trung Quốc gần 2 triệu tấn, chiếm gần 70% sản lượng toàn cầu. Trung Quốc chính là ông vua trong ngành này. Việt Nam chỉ có khoảng 160 ngàn tấn vải mỗi năm, chiếm tỷ trọng khiêm tốn 5,62%.
Thật sự hoảng hốt vì trái vải - được ngợi ca là một trong những đặc sản tiêu biểu của Việt Nam lại nằm cạnh một “đại gia” ngành trồng vải lớn khủng khiếp. Những con số vẽ ra bức tranh tối màu cho người nông dân trồng vải Việt Nam.
Với sự chênh lệch quy mô quá lớn, nếu cạnh tranh, giả sử Trung Quốc chỉ cần “hy sinh” vài phần trăm sản lượng để hạ giá, vải Việt không còn đường sống.
Trong mớ hỗn độn giá cả nông sản, cũng có thông tin làm “mát ruột” đó là hãng hàng không quốc gia Vietnnam Airlines đưa vải thiều lên…trời phụ vụ suất ăn trong các chuyến bay, nhưng thông tin này không mới.
Từ năm 2015, vải thiều Lục Ngạn đã từng “lên” máy bay phục vụ khách hạng sang, năm nay vải lại…lên trời nhưng số lượng không nhiều, khoảng 2 tấn trong khoảng 15 – 20 ngày bằng một quy trình ngặt nghèo.
So với vùng vải trù phú ở Lục Ngạn thì 2 tấn chẳng thấm vào đâu, vải “lên” máy bay chủ yếu mang tính biểu tượng, quảng bá là chủ yếu. Nhưng để quảng bá sản phẩm trách nhiệm thuộc về nơi đâu?.
Hàng không luôn có phân khúc khách hàng sang trọng, là thị trường thú vị và có tính lan tỏa lớn với các loại đặc sản nông nghiệp nhưng sản lượng không nhiều. Vải “lên” máy bay có giá trị về mặt hình ảnh hơn là giải quyết được cuộc khủng hoảng về giá.
Một tiêu chuẩn mà Vietnam Airlines đặt ra là vải phải đạt chất lượng VietGap – đó là thứ mà hầu hết nông sản nước ta đang thiếu. Người trồng vải Lục Ngạn vẫn buôn thúng bán bưng đến các điểm tập kết mỗi mùa thu hoạch, việc định giá “trừ hao” rổ, sọt được tính nhẩm…bằng miệng!
Vải “lên trời” còn quá ít ỏi, vải dưới đất còn vật lộn với thị trường tiểu ngạch và toàn cảnh ngành trồng vải luôn đối diện nguy cơ “sập giá” bất cứ lúc nào.