Nông sản Việt, trái dưa Nhật và quả chà là Ấn Độ

Trương Khắc Trà 08/08/2018 05:00

Nói đi nói lại vẫn hơn thua nhau ở công nghệ nông nghiệp, Việt Nam không thể sánh bằng Nhật Bản hay Ấn Độ, Israel nên quả dưa bạc triệu hay ký chà là vài trăm nghìn chỉ là sự tiếc rẻ.

Trong khi hàng loạt mặt hàng nông sản trong nước ế ẩm thì người Việt bỏ ra hàng tỷ đô la tiêu thụ hàng nhập khẩu.

Vấn đề ở đây không nằm ở quan điểm bó hẹp ích kỷ hẹp hòi buộc người tiêu dùng nói không với hàng ngoại. Mà vấn đề ở chỗ nước ta không hề yếu thế về nông nghiệp nếu không muốn nói là có rất nhiều lợi thế về con người, khí hậu. Vậy nhưng rất khó tìm ra loại nông sản chính thống nào của người Việt có giá cả triệu đồng 1kg.

Trong khi dưa hấu Việt đang đổ đống ven đường giá chỉ 10.000 đồng/quả nặng 3kg mà vẫn ế ẩm thì dưa hấu Nhật lại cháy hàng, khách tranh nhau đặt mua dù giá gần 450.000 đồng/kg. Tính ra, một quả dưa hấu Nhật có giá từ 1,1-1,7 triệu đồng/quả tùy trọng lượng.

Chà là nguyên cành có giá cao ngất ngưỡng

Chà là nguyên cành có giá cao ngất ngưỡng

Trái chà là xuất xứ từ Ấn Độ về Việt Nam được “xách tay” từ Malaysia có giá hơn nửa triệu đồng 1kg nhưng cung không đủ cầu. Đây có phải là thú ăn chơi của tầng lớp khá giả hay cho thấy những điểm yếu ngành nông nghiệp?

Có thể bạn quan tâm

  • Nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Thái Lan

    Nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Thái Lan

    16:06, 29/05/2018

  • Các nước quan tâm và ưu tiên nông sản Việt Nam

    12:22, 01/08/2017

  • Cần định vị lại thị trường nông sản Việt Nam

    14:16, 24/05/2017

  • Đẩy mạnh giao thương hàng hoá, nông sản Việt Nam - Hàn Quốc  

    16:10, 16/05/2017

  • Bức tranh màu xám của nông sản Việt Nam

    11:46, 27/05/2016

  • Phát triển nông sản Việt Nam: Bắt đầu từ thị trường trong nước

    00:00, 13/09/2011

  • Trung Quốc ồ ạt thu mua nông sản Việt Nam \'đẩy\' lạm phát tăng?

    00:00, 06/07/2011

Nếu nhìn rộng ra và xét kỹ hơn, quả dưa Nhật không chỉ là quả dưa, gần 2 triệu đồng 1kg không chỉ là tiền, mà đó là chi phí đáng giá phải chi trả để hưởng thụ một sản phẩm đỉnh cao của công nghệ nông nghiệp.

Cách đây rất lâu, thịt bò Kobe (Nhật Bản) đã nổi tiếng đắt xắt ra miếng, người ta truyền tai nhau câu chuyện rất lạ lùng là bò được uống bia, nghe nhạc giao hưởng, được massage… nhưng đó hoàn toàn khoa học để tạo nên loại thịt bò được tính bằng lát mỏng!

Loài bò được nuôi theo quy chuẩn, không được tăng quá 0,6kg/ngày, mỗi ngày chỉ có 3 con bò Kobe được giết thịt, đó là lý do khiến nó trở nên hấp dẫn và hiếm hoi.

Cũng câu chuyện từ nước ta, có thứ nông sản gì có giá mà không được khuyến khích nhân rộng, thi nhau làm tràn lan và cuối cùng chính chúng ta tự phá giá mình, nắm bắt được thói quen đó thương lái điều khiển mọi giá cả.

Cũng là cây chà là nhưng ở Việt Nam dùng để làm cảnh còn ở Ấn Độ lại trở thành món hàng xa xỉ khi bán sản phẩm sang nước ta.

Người Việt sính ngoại thì đúng rồi, nhưng bản thân sính ngoại cũng có nguồn gốc sâu xa, chưa nói đến chuyện hàng nội chưa thật sự làm an lòng người tiêu dùng, sự bất an đó có tác động rất lớn từ hàng Trung Quốc bủa vây.

Thị trường luôn có phân khúc, người trồng dưa dường như rất mơ hồ không biết bán cho ai, không biết chắc chắn sản phẩm của mình hướng đến giới bình dân hay tầng lớp thượng lưu.Vậy nên khi vải thiều lên máy bay dù số lượng rất ít đã tạo ra cơn sốt.

Kết quả là hàng trăm tấn dưa đổ đống giữa đường, lại dính tin đồn không phải dưa trong nước nên càng khó tiêu thụ. Khác hẳn dưa Nhật, hướng đến phân khúc cao cấp nên được chăm chút bản bản về hình thức.

Đến bao giờ nền nông nghiệp mới có những những sản phẩm đắt đỏ trên thị trường quốc tế.

Nói đi nói lại vẫn hơn thua nhau ở công nghệ nông nghiệp, Việt Nam không thể sánh bằng Nhật Bản hay Ấn Độ, Israel nên quả dưa hay trái chà là chỉ là sự tiếc rẻ.

Trương Khắc Trà