[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Cuộc hòa giải lịch sử!

Sông Hàn 28/02/2019 05:30

“Đó sẽ là một khoảnh khắc lịch sử trên con đường đi tới hòa giải, thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, cũng là cam kết quan trọng và trách nhiệm của phía Việt Nam”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc nói về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 khi tổ chức tại Hà Nội.

 Cái bắt tay lịch sử của Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tại Hà Nội (Việt Nam) chiều 27/2/2019.

Cuộc gặp lần thứ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã và đang diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27- 28/2/2019. Đây là sự kiện quốc tế đặc biệt quan trọng được tổ chức trên đất nước Việt Nam.

Liệu rằng có một cuộc hòa giải lịch sử tại Việt Nam?

Đúng là, những ngày qua, Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi đóng vai trò chủ nhà cho cuộc hòa giải lịch sử giữa hai quốc gia bên bờ vực chiến tranh. Rất có nhiều cơ sở để tin tưởng, trong đó theo quan điểm cá nhân có một số điểm nhấn như sau:

Thứ nhất, Việt Nam – biểu trưng của hòa bình

Lần này, Việt Nam thay mặt ASEAN đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột khu vực. Các quốc gia ASEAN giờ đây tất cả thống nhất cho rằng Việt Nam là quốc gia vì hòa bình và là hòn đá tảng cho sự ổn định và an ninh khu vực. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho vị thế của cả Việt Nam lẫn ASEAN trên trường quốc tế.

Nhìn rộng hơn một chút, là một quốc gia thân hữu với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc cũng ủng hộ Việt Nam đăng cai sự kiện này vì lợi ích của khu vực và của cả Trung Quốc. Hay, các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc trong những năm vừa qua đều rất ủng hộ những cuộc đàm phán nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Cả hai nước này đều là đối tác chiến lược của Việt Nam và cũng đều mong muốn cuộc gặp diễn ra tại Việt Nam sẽ thành công với kỳ vọng cải thiện quan hệ với Triều Tiên vì an ninh chung của mỗi quốc gia và toàn khu vực.

Thứ hai, những cử chỉ “chưa từng có” đã được diễn ra tại Việt Nam

Hãy nhìn vào những cử chỉ “chưa từng có” của hai nhà lãnh đạo khi bước chân đến Việt Nam tham dự Hội nghị thì sẽ thấy.

Nói về nhà lãnh đạo Kim Jong Un: Nếu tinh ý, chúng ta sẽ thấy việc ông Kim Jong Un chủ động hạ kính chống đạn và vẫy tay chào đông đảo truyền thông quốc tế và người dân không những tại nhà ga Đồng Đăng mà còn trên cả hành trình dài hơn 100 km về Hà Nội, đã nhận được nhiều thiện cảm của người dư luận trong và ngoài nước. Thậm chí, hành động “chưa từng có tiền lệ” khi đi công du nước ngoài này gần như đã xóa bỏ được hình ảnh kì bí, độc tài về lãnh đạo của một đất nước bí ẩn về vũ khí hạt nhân.

Theo thông lệ mỗi khi di chuyển trong những chuyến công du nước ngoài, Chủ tịch Kim Jong Un luôn cho hai xe Mercedes-Benz chống đạn và không mang biển số luôn đi cách nhau một đoạn, không ai biết Kim Jong Un ngồi trong xe nào cho tới khi ông bước ra.

Thế mới nói, hành động “hạ cửa kính vẫy tay” tuy nhỏ mà không nhỏ đã thể hiện sự gần gũi và tin tưởng, tự tin cùng nhân dân Việt Nam của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và đội cố vấn của ông.

Còn, Tổng thống Mỹ Tổng thống Donald Trump thì sao? Ông cũng có những cử chỉ thân thiện, gây bất ngờ với dư luận trong nước lẫn truyền thông quốc tế. Đó là, trưa ngày 27/2, Tổng thống Donald Trump có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Khi hai nhà lãnh đạo bước vào phòng họp trong sự chào đón của các em thiếu nhi đang vẫy các lá quốc kỳ Việt Nam và Mỹ. Tổng thống Trump bất ngờ dừng lại, nở nụ cười với các em thiếu nhi trước khi nhận hai lá quốc kỳ. Ông cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫy cờ của hai nước trước ống kính camera để đáp lại sự chào đón.

Trước đó, tối 26/2, khi vừa hạ cánh xuống sân bay Nội Bài - Hà Nội, Tổng thống Trump cũng có những cử chỉ thân thiện, hạ cửa kính xe riêng để vẫy chào người dân đón ông hai bên đường và ông cũng cập nhật dòng trạng thái trên tài khoản mạng xã hội Twitter bày tỏ cảm ơn sự nước chủ nhà Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • [Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Chờ một thỏa thuận mang tính đột phá

    [Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Chờ một thỏa thuận mang tính đột phá

    18:33, 27/02/2019

  • Thượng đỉnh Mỹ - Triều chính thức bắt đầu

    Thượng đỉnh Mỹ - Triều chính thức bắt đầu

    18:30, 27/02/2019

  • [Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

    [Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

    13:56, 27/02/2019

  • [Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều]

    [Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] "Cú hích" hàng không trị giá hơn 20 tỷ USD

    13:48, 27/02/2019

  • [Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Donald Trump

    [Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Donald Trump

    12:14, 27/02/2019

  • Tổng thống Donald Trump:

    Tổng thống Donald Trump: "Cảm ơn Việt Nam vì tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều!"

    11:22, 27/02/2019

  • Doanh nghiệp Hàn Quốc kỳ vọng gì tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều?

    Doanh nghiệp Hàn Quốc kỳ vọng gì tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều?

    11:13, 27/02/2019

  • [Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Chuyên gia nói gì?

    [Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Chuyên gia nói gì?

    07:55, 27/02/2019

Thứ ba, cả hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều đều hướng đến hòa bình, cải thiện mối quan hệ

Hơn 65 năm trôi qua kể từ khi cuộc chiến tạm dừng, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, vì cuộc chiến 1950-1953 mới kết thúc bằng một Hiệp định đình chiến, chứ chưa phải một Hiệp ước Hòa bình. Thực tế lúc bấy giờ chỉ rõ, nếu như Tổng thống Trump cho rằng hòa bình chỉ có thể được tạo ra nếu mục tiêu phi hạt nhân hóa được thực hiện thành công, thì nhà lãnh đạo Kim Jong-un tin rằng hòa bình chỉ có khi quan hệ Mỹ - Triều được thay đổi một cách căn bản.

Tất nhiên, việc ký kết Hiệp ước Hòa bình không phải là câu chuyện đơn giản đối với hai miền Triều Tiên nếu như không thể thu hẹp bất đồng hai quan điểm trên. Bởi, nó sẽ là chìa khóa để dẫn tới một thỏa thuận thành công, tạo tiền đề để thúc đẩy Hiệp ước Hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.  

Thế nhưng, với thiện chí của hai nhà lãnh đạo để hướng về một Hội nghị Thượng đỉnh thành công. Cùng với việc chọn nơi gặp gỡ là Việt Nam - biểu tượng của đấu tranh cho hòa bình cho dù bằng xương máu hay bằng các giải pháp ngoại giao. Trên thế giới, ít có quốc gia nào đã chịu đựng những mất mát hy sinh to lớn cho cuộc đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ như Việt Nam. Đây cũng có thể được xem như bước “ngoại giao tinh tế” của cả hai nếu nhìn thực tiễn từ nước chủ nhà.

Với việc Việt Nam đã và đang làm hết sức để tổ chức thành công thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai ở Hà Nội. “Đó sẽ là một khoảnh khắc lịch sử trên con đường đi tới hòa giải, thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, cũng là cam kết quan trọng và trách nhiệm của phía Việt Nam”- như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc nói.

Tất cả cùng kỳ vọng lớn vào một cuộc “hòa giải lịch sử” cho mối quan hệ giữa Mỹ-Triều và nước thứ 3 Hàn Quốc!

Sông Hàn