[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Kỹ năng khởi nghiệp và "sức khỏe" của nền kinh tế
Doanh nghiệp là "tế bào" của nền kinh tế, một nền kinh tế mạnh là nơi cộng hưởng của cộng đồng "tế bào" khỏe...
Những năm gần đây làn sóng khởi nghiệp đang ngày một tăng cao trong bối cảnh nước ta có lượng dân số trẻ đang trong độ tuổi tham gia lao động cao. Tuy nhiên tỷ lệ các Startup thành công hàng năm so với con số thành lập mới vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước phát triển.
Do có sự khác biệt về cấu trúc thị trường và đặc thù của mỗi nền kinh tế giữa các quốc gia là khác nhau nên quy luật thanh lọc và đào thải của thị trường cũng không giống nhau.
Mẫu số chung của thất bại trong khởi nghiệp là các nguồn lực hạn chế, nhà quản lý thiếu kinh nghiệm và thiếu ổn định về tài chính…
Trong năm 2019 số doanh nghiệp thành lập mới đạt 138.139, tăng 5,2% so với năm 2018. Tuy nhiên số doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường lên tới 89.282 doanh nghiệp, tăng 20,2% so với năm 2018!
Qua đó cho thấy các doanh nghiệp vẫn đang gặp không ít khó. Cũng theo kết quả khảo sát của VCCI môi trường kinh năm 2019 có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều tồn tại từ chính sách và thực thi, cần tiếp tục giải quyết liên quan đến chính sách và pháp luật.
Cũng theo thống kê mới nhất năm 2019 của Bureau of Labor Statistics ở thị trường Mỹ cứ hai năm sau khi khởi nghiệp thì có 34% các công ty SMEs thất bại và cứ sau 5 năm, 51% các công ty SMEs phải đóng cửa.
Mỹ là cái nôi của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nơi có Silicon Valley nổi tiếng bậc nhất thế giới đã sản sinh ra những Facebook, Paypal, Uber, AirBnB…
Mỹ cũng là nơi có thị trường đã phát triển ở bậc cao, có các dịch vụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đi kèm rất đa dạng. Đặc biệt thị trường vốn dồi dào các nhà đầu tư như thiên thần (Angels), mạo hiểm (Ventures)… sẵn sàng bảo trợ cho những ý tưởng có tiềm năng được phát triển tối đa và khai thác thương mại hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển công nghiệp ô tô: (Bài 1) Bài toán phức tạp!
11:00, 03/01/2020
[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển công nghiệp ô tô: (Bài 2) Bài học từ thế giới
05:00, 04/01/2020
[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển công nghiệp ô tô: (Bài 3) Thấy gì từ hiện tượng Vinfast?
05:00, 06/01/2020
[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển công nghiệp ô tô: (Bài 4) Các kiến nghị chính sách cho Việt Nam
05:00, 08/01/2020
Môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam đang có sự quan tâm hỗ trợ tích cực từ phía cơ quan nhà nước cũng như các chủ thể liên quan khác… qua đó đã thu hút và khuyến khích các nguồn lực xã hội tham gia tạo dựng lên hệ sinh thái khởi nghiệp ngày một sinh động hơn.
Tuy nhiên, theo công bố khảo sát hàng năm thì tỷ lệ các doanh nghiệp giải thể, đóng cửa vẫn còn khá cao gây nên sự lãng phí về các ngồn lực xã hội cũng như kìm hãm sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Các rủi ro giải thể của một doanh nghiệpthường bắt nguồn từ việc không có một chiến lược đúng đắn, dẫn tới bị khủng hoảng về hoạt động và từ đó kéo theo mất khả năng thanh khoản.
Theo kết quả khảo sát của Fitrst Hits, những sai lầm mà các startup thường mắc phải đó là: Bán những thứ không ai cần, thiếu sản phẩm/thị trường phù hợp (product/market fit) là nguyên nhân hàng đầu chiếm tới 36% trong các lý do thất bại.
Tiếp đến là yếu kém trong khâu tuyển dụng chiếm 18%; thiếu tập trung dàn trải nên bị phân tán nguồn lực chiếm 13%; khâu triển khai công tác Marketing, tiếp thị bán hàng không hiệu quả chiếm 12%, còn lại là do không nắm rõ về tình hình tài chính…
Do vậy để giảm thiểu những thất bại không cần thiết làm hao tổn nguồn lực và triệt tiêu các động lực thì các Founders cần giải quyết tốt các khâu sau:
1. Phân loại chọn lọc ý tưởng sao cho sát với nhu cầu thị trường hơn thông qua tìm kiếm các ý tưởng chính . Theo phương châm một sản phẩm hay một dịch vụ giải quyết được một vấn đề. Sản phẩm có tầm nhìn xa trông rộng và mang tính đột phá và đón đầu cơ hội. Có dung lượng thị trường đủ lớn, biên lợi nhuận gộp cao (High Gross Margins) và có khả năng mở rộng hoạt động (Operational Scalability).
2. Tập hợp quy tụ đội nhóm có tố chất kinh doanh mạnh từ các Co-Founders như: CEO, CTO, CFO, CMO. Có sự tương tác bổ trợ cho nhau giữa các kỹ năng thị trường, tài chính, kỹ thuật, vận hành… và cần có các đặc điểm tính cách ăn ý.
3. Dự liệu các vấn đề pháp lý liên quan như: Bản quyền, nhãn hiệu, hợp đồng, quyền sở hữu…
4. Hoạch định cấu trúc tài trợ vốn tối ưu chú ý sử dụng nguồn tài trợ phi tài chính, có sự trù bị cho những tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát nhằm tránh các rủi ro bất trắc dẫn tới ngưng trệ hoạt động.
5. Lựa chọn thời điểm ra mắt sản phẩm phù hợp, định giá đúng sản phẩm, xác định đúng mục tiêu định giá: Hớt váng sữa, giá thâm nhập, định giá dựa trên giá trị hợp lý, định giá tổ hợp sản phẩm…
Định giá phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu, không chạy đua giảm giá với đối thủ, không giảm giá tuỳ tiện, chủ động tăng giá định kỳ…và lắng nghe các phản hồi các tín hiệu từ thị trường tái tung các sản phẩm cập nhật.
6. Xây dựng mô hình kinh doanh (Business model), tập trung xây dựng nền móng vững chắc cho mô hình: Tính toán các dòng tiền (cashflows) sẽ ra/vào, sản phẩm dịch vụ như thế nào? Dự kiến về tăng trưởng mức chi phí, doanh thu, lợi nhuận.
7. Chuyển qua giai đoạn mở rộng quy mô cần phải bổ sung các nhân sự có kỹ năng vận hành chuyên nghiệp mang tính hệ thống hơn, có kế hoạch tăng vốn tài trợ cho tăng trưởng, trang bị thêm các máy móc thiết bị cần thiết.
Lưu ý ở giai đoạn này: Hệ thống hóa, nâng cấp các quy trình vận hành doanh nghiệp; huy động, vay mượn vốn hợp lý, kiểm soát tốt lượng vốn lưu động (tiền mặt, khoản phải thu, tồn kho; xác định được điểm hoà vốn nhằm kiểm soát tốt các rủi ro thua lỗ; tìm kiếm sự trợ giúp từ các bên có kỹ năng chuyên môn như (Mentorship, Knowledge, Expertises).
Tiếp theo, để hệ sinh thái khởi nghiệp được hoàn thiện hơn nữa nhằm kéo giảm tỷ lệ các doanh nghiệp giải thể, đóng cửa thì ngoài sự nỗ lực nội tại từ phía các Founders, còn phải cần cả một hệ sinh thái chung có đầy đủ dịch vụ từ các trại ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp đi kèm.
Do đó cần có các chính sách kiến tạo hoàn thiện hạ tầng hệ sinh thái khởi nghiệp, từ phía chính phủ, gia tăng sự tương tác kết nối đồng bộ từ các tổ chức, các quỹ đầu tư.
Cần có sự hỗ trợ khuyến khích phát động sớm thành lập các trung tâm ươm tạo trong các viện, các trường đại học, mở rộng hợp tác kết nối với các trung tâm ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp ở khu vực và trên thế giới.