[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển công nghiệp ô tô: (Bài 3) Thấy gì từ hiện tượng Vinfast?

Hoàng Minh - Nhà nghiên cứu và Phân tích thị trường 06/01/2020 05:00

Trong nhiều năm qua Việt Nam vẫn chưa xây dựng thành công cụm quy hoạch, khu công nghiệp trọng điểm ngành ô tô và các sản phẩm chủ lực trong ngành ô tô.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp thuộc khối nhà nước là các Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn.

Các doanh nghiệp này chỉ tham gia góp đất đai và lo khâu thủ tục giấy phép để góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp FDI cùng khai thác thị trường nội địa là chủ yếu.

Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đầy đủ nhưng chưa tỏ ra hiệu quả vẫn còn chung chung giữa các bộ và đơn vị chủ quản.

Có thể bạn quan tâm

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển công nghiệp ô tô: (Bài 2) Bài học từ thế giới

    05:00, 04/01/2020

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển công nghiệp ô tô: (Bài 1) Bài toán phức tạp!

    11:00, 03/01/2020

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Kinh tế Việt Nam “tỏa sáng” 2019: (Bài 2) Những bất ổn nội tại

    06:32, 03/01/2020

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Kinh tế Việt Nam “tỏa sáng” 2019: (Bài 1) Động lực đến từ đâu?

    05:20, 02/01/2020

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] “Trống lệnh” của Thủ tướng

    06:05, 27/12/2019

Thị trường ô tô Việt Nam tuy nhỏ nhưng đang tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam là 16 xe/1.000 dân, so với Malaysia là (341/1.000), Thái Lan (196/1.000) và Indonesia (55/1.000).

Có số dân lên tới 94 triệu người, đặc điểm nhân khẩu học trẻ cùng tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng. Do đó, thị trường trong nước đầy tiềm năng cho Vinfast và các nhà sản xuất ô tô khác nếu họ có thể cung cấp các sản phẩm tốt đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Theo báo cáo nghiên cứu ngành ô tô của Eurostat (CTS -2018) đóng góp từ ngành ô tô vào GDP của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất khu vực là: 3%, Trung Quốc là: 4% GDP, Thái Lan tới: 12%, Mỹ là: 4%.

Tốc độ tăng trưởng tự nhiên của ngành ô tô là 10,5%. Theo dự báo của CTS, tốc độ tăng trưởng có thể tăng tới 15% trong 10 năm tới.

Hiện tại thị phần chủ yếu đang nắm giữ bởi một số hãng như: Thaco = 29%; Hyundai = 18%; Toyota = 19%; Ford = 9%.; còn lại thuộc về các thương hiệu khác.

Mặc dù có những chính sách ưu đãi từ nhà nước theo Quyết định số 177/2004/QĐ-TTG, nhưng đến nay các doanh nghiệp trong nước chỉ mới khai thác ở các ưu đãi bảo hộ chính sách thông qua biện pháp liên doanh, liên kết.

Chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các công đoạn nhập khẩu linh kiện rời về lắp ráp sử dụng thương hiệu nước ngoài gọi chung là: OEM (Original Equipment Manufacturing), chứ vẫn chưa thực sự tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị để tiệm cận tới các công đoạn tạo ra giá trị cao như công đoạn tự thiết kế sản phẩm ở khâu thượng nguồn (R&D, thiết kế) ODM (Original Design Manufacturing), và các khâu hạ nguồn làm chủ kênh phân phối, thương hiệu OBM (Original Brand Manufacturing).

Hiện tượng Vinfast bước đầu nhờ tận dụng lợi thế đi sau đã có chiến lược khôn khéo tập hợp được lượng vốn kèm với quy tụ được nguồn nhân lực tri thức cao, biết dựa vào ngoại lực để chọn hợp tác chuyển giao công nghệ nguồn về động cơ với các thương hiệu uy tín hàng đầu trong ngành xe hơi như BMW, ABB, Siemens, BOSS, AVL, SAP, EDAG Engineering…

Đây là các thương hiệu đang sở hữu các công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới. Với một quyết tâm cao, Vinfast đã xây dựng được nhà máy và sản xuất thành công những sản phẩm đáp ứng theo các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của EU, tiêu chuẩn Asean NCAP 5 sao.

Phép thử cho Vinfast phải vượt qua trước mắt là cần giải quyết bài toán hóc búa là thị trường nội địa vốn dĩ đang có sự hiện diện của các thương hiệu xe hơi lớn trên thế giới cộng với tâm lý sính hàng ngoại nhập đã ăn sâu trong tâm trí người tiêu dùng vốn rất trung thành với thương hiệu nhập khẩu.

Tiếp theo, để đáp ứng các tiêu chí giá trị hàm lượng khu vực RVC (Regional Value Content) Vinfast cần nâng cao hơn nữa tỷ lệ nội địa hóa để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (Hiệp định ATIGA) cần phải có chiến lược mua sắm tối ưu kéo giảm chi phí giá thành thấp hơn nữa.

>>> Mời độc giả đón đọc Bài 4: Các kiến nghị chính sách cho Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển công nghiệp ô tô: (Bài 3) Thấy gì từ hiện tượng Vinfast?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO