Kỳ tích không tự nhiên mà có!
Park Hang-seo đã viết nên trang sử mới cho bóng đá Việt Nam trên bảng xếp hạng FIFA.
Không những vậy, Park Hang-seo đã giúp các cầu thủ Việt Nam hiểu được thế nào là “tinh thần chiến thắng” mà trước đây họ chưa hề có. “Cơ hội là thứ chúng ta phải tự tìm lấy”
Suốt 60 năm qua, vị thế của bóng đá Việt Nam vẫn chỉ nằm “bên lề” toàn cảnh bóng đá châu Á, chính Park Hang-seo là người đã góp công vực dậy nền bóng đá Việt Nam để tạo nên những thành quả vô tiền khoáng hậu.
Ở Việt Nam, phong cách lãnh đạo Park Hang-seo còn được gọi là “phong cách lãnh đạo của người làm cha, làm thầy”.
Tại AFC U-23 (Giải Vô địch Bóng đá U-23 châu Á) năm 2018, đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam giành vị trí Á quân và là đội tuyển bóng đá Đông Nam Á đầu tiên lọt vào vòng chung kết Giải Vô địch Bóng đá U-23 châu Á.
Tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 Jakarta - Palembang, đội tuyển Olympic Việt Nam đã ghi nhận thành tích cao nhất trong lịch sử tham dự Đại hội Thể thao châu Á khi lần đầu tiên góp mặt trong trận bán kết và giành vị trí thứ tư chung cuộc.
Tiếp đó, tại AFF Suzuki Cup 2018 (Giải Vô địch Bóng đá Đông Nam Á 2018), đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam một lần nữa bước lên đỉnh vinh quang và giành lại ngôi vô địch sau 10 năm kể từ AFF Cup 2008.
Tới năm 2019, tại Cúp Bóng đá châu Á diễn ra tại UAE, Việt Nam tiếp tục giành được thành tích cao nhất trong lịch sử tham dự giải này khi bước vào đến trận tứ kết.Có thể bạn quan tâm
VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
11:00, 11/12/2019
Thấy gì sau chức vô địch của bóng đá Việt Nam?
11:30, 16/12/2018
Bóng đá Việt Nam: Đỉnh cao mới và thực tế đối diện
08:06, 09/09/2018
Bóng đá Việt Nam và nỗi buồn từ 2 câu chuyện kinh doanh
12:30, 12/11/2018
Năm của bóng đá và lời tri ân
06:00, 02/02/2019
Đằng sau những thành tích thần kỳ ấy, không thể không nhắc đến câu chuyện đầy ấn tượng về phong cách dẫn dắt của Park Hang-seo.
Những câu chuyện ấy đã vượt ra khỏi phạm vi điều hành tổ chức đơn thuần và hướng chúng ta tới một mối quan tâm lớn hơn, đó là câu hỏi “Tâm thế nào của nhà lãnh đạo sẽ tạo nên một tổ chức thành công?”.
Tâm thế nhà lãnh đạo
Bóng đá là môn thể thao mang tính tập thể và tính xã hội cao. Không quá lời khi nhận định rằng bóng đá là môn thể thao tiêu biểu nhất đại diện cho tính xã hội. Park Hang-seo thành lập ra tổ chức xã hội Planbe cũng chính bởi ông hiểu rõ những tác động tích cực của bóng đá tới xã hội.
Nếu các dự án phục vụ cộng đồng của ông là một công việc thầm lặng thì công việc của một huấn luyện viên trưởng chỉ đạo và hướng dẫn các cầu thủ, mang đến thành công cho đội bóng lại khiến ông nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội.
Từ thời kỳ còn là cầu thủ trực tiếp thi đấu cho đến khi trở thành huấn luyện viên thì danh tiếng chưa bao giờ là mục đích hành động của Park Hang-seo.
Chuẩn mực lãnh đạo mới trong thời đại mới trong cuốn sách sứcmạnh của tinh thần tuân thủ, nhà quản trị học người mỹ robert kelly đã viết “người lãnh đạo chỉ đóng góp khoảng 10-20% thành công của một tổ chức. 80-90% còn lại được quyết định bởi tinh thần tuân thủ”.
Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng bóng đá không phải là môn thể thao mang lại vinh quang cho một cá nhân duy nhất, dù cho một vài cầu thủ có thể tỏa sáng nhưng cuối cùng chiến thắng vẫn là nỗ lực của cả đội.
Thành công của đội tuyển Việt Nam ở đấu trường quốc tế không chỉ khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người dân, mà còn nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế..
Cùng sự dẫn dắt của Park Hang-seo, đội tuyển Việt Nam đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn. Những chiến thắng liên tiếp và thành tích thi đấu xuất sắc của đội tuyển Việt Nam ở các giải đấu quốc tế đã thổi bùng lên tinh thần hâm mộ bóng đá và tinh thần tự hào dân tộc của mọi người dân Việt Nam.
Tinh thần lãnh đạo bao dung như một người cha mà ông dành cho các cầu thủ cũng khiến cho nhân dân Việt Nam nể phục. Đó chính là tinh thần lãnh đạo đề cao sự tuân thủ.
Không phải chỉ tới khi dẫn dắt đội tuyển Việt Nam thì Park Hang-seo mới được chú ý bởi cách nói chuyện truyền tải năng lượng tích cực và giúp người nghe thêm tự tin vào bản thân.
Cựu tuyển thủ quốc gia Lee Young Pyo từng được Park Hang-seo dẫn dắt tại Asian Games Busan 2002 chia sẻ: “Một trong những sở trường của Park Hang-seo là khơi dậy sự tự tin trong các cầu thủ”.
Lee Young Pyo cũng cho biết “Điều khiến tôi ngạc nhiên là tinh thần đầy quyết tâm và không hề nao núng của các cầu thủ Việt Nam. Thực tế trong nhiều trận đấu, các đội yếu dù có khả năng nhưng vẫn không thể vượt qua các đối thủ được đánh giá cao hơn do yếu tố tâm lý.
Đó cũng là vấn đề của bóng đá Việt Nam trước đây. Nhưng điều này đã hoàn toàn biến mất khi Park Hang-seo dẫn dắt đội tuyển Việt Nam.
Ngay cả khi chiếm được ưu thế thì Việt Nam cũng không giảm nhịp độ thi đấu, ngay cả khi đã có bàn thắng thì họ vẫn hướng tới bàn thắng tiếp theo, vẫn thi đấu cực kỳ tự tin, ngang hàng khi gặp đối thủ mạnh hơn.
Điều đó cho thấy khả năng nắm bắt tinh thần các cầu thủ của Park Hang-seo. Ở phương diện này thì ông thực sự xuất sắc”. Tự tin vào bản thân và thi đấu với sức mạnh tinh thần tích cực sẽ tạo ra “tâm lý chiến thắng”.
Có thể vẫn còn sớm để được coi là một đội mạnh, nhưng tại tất cả các giải đấu mà Việt Nam tham gia, họ đã bắt đầu trở thành một đối thủ tiềm tàng mà không ai có thể xem nhẹ.
Câu chuyện phát triển của bóng đá Việt Nam trong tương lai không dễ như tưởng tượng khi còn phải đối mặt với nhiều vấn đề như điều kiện địa lý trải dài từ bắc xuống nam khiến các cầu thủ mệt mỏi khi phải di chuyển thi đấu trên sân nhà và sân khách ở giải vô địch quốc gia, rồi tình trạng cơ sở vật chất huấn luyện của các câu lạc bộ không đồng đều, và cả vấn đề cạnh tranh ở giải quốc gia...
Là người mỗi tuần luôn cùng Park Hang-seo đi tới khắp lãnh thổ Việt Nam để tìm kiếm các nhân tố mới, trợ lý Lee Young Jin chia sẻ về quá trình gian nan này.