Khi giáo dục thiếu "hàm lượng" khoa học
Dư luận rất quan tâm đến vấn đề đề xuất lập lại Bộ giáo dục vì Y tế, giáo dục, an ninh đang là “hot trend” của bất kỳ người dân nào.
Tiến sĩ Thân Nhân Trung, tiến sĩ triều Lê đã nói “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, chính vì vậy mà giáo dục trong các thời đại luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân. Bất kỳ “nhất cử nhất động” nào của ngành giáo dục vì thế đều được nhân dân “chăm sóc” và quan tâm rất kỹ càng.
Chính vì vậy khi thông tin đề xuất thành lập lại Bộ Giáo dục đã thu hút sự theo dõi của đông đảo người dân và các bậc phụ huynh. Bởi Giáo dục Việt Nam trong suốt những thập kỷ qua đã luôn thay đổi và đã có những thay đổi để lại hậu quả nặng nề.
Khi Bộ Nội vụ đề xuất thành lập lại Bộ Giáo dục và chuyển nhiệm vụ đào tạo về Bộ Khoa học và Công nghệ và đổi tên Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Khoa học - Công nghệ và Đào tạo tại Hội nghị “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026” do Bộ Nội vụ tổ chức vào chiều ngày 19/2 đã khiến dư luận rất quan tâm.
Trước tiên, phải thấy rằng, giáo dục muốn phát triển thì phải có những nghiên cứu và giải pháp khoa học. Sự phát triển của giáo dục không phải nằm ở độ dầy của cuốn sách mà nằm ở những ý tưởng khoa học.
Chúng ta phải nhìn nhận thực tế hiện nay chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy của giáo dục Việt Nam không được đánh giá cao về mặt khoa học. Nói cách khác, giáo dục thiếu đi "hàm lượng" khoa học cần thiết.
Tiếp theo về thời khóa biểu học của học sinh cũng vậy, rất cồng kềnh, nặng kiến thức mà chưa có một sự kết nối khoa học giữa lý thuyết và thực hành dẫn tới người học phải trau dồi một lượng kiến thức rất lớn trong sách rồi mới được đi thực hành khiến người học bị lúng túng hay rơi vãi lý thuyết rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm
Giáo dục đại học với “miếng bánh” 89 tỷ USD
11:00, 18/02/2020
Chuyên gia Facebook đưa lời khuyên về giáo dục an toàn trực tuyến cho con
14:55, 13/02/2020
[Công dân toàn cầu] (Kỳ 2) “Xuất khẩu giáo dục” theo cách của IFI
05:00, 27/01/2020
Những nhà nghiên cứu sư phạm chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để cung cấp nhiều nhất lượng kiến thức toàn diện cho người học nhưng họ không đánh giá được mức thực tế người học sẽ hấp thụ và sử dụng được lượng kiến thức đó là bao nhiêu. Nếu các nhà nghiên cứu khoa học đồng hành cùng và đưa ra được các số liệu nghiên cứu cận chính xác thì ta có thể cân bằng được việc giảng dạy lý thuyết và áp dụng thực tế cho người học.
Khi khoa học phát triển sẽ đáp ứng được sự thay đổi mà thế giới cần và ở những thập niên này con người đang đề cao sự sáng tạo, sự đột phá trong ý tưởng, tư duy và chỉ có khoa học mới mang lại được nhiều ý tưởng sáng tạo đột phá đó.
Khoa học là một phần của giáo dục và nếu giáo dục được phổ biến, giảng dạy càng khoa học thì càng rút ngắn được lượng kiến thức không cần thiết để mang lại những lợi ích thiết thực cho đời sống.
Khi những nhà sư phạm phối hợp “ăn ý” với những nhà khoa học thì sẽ tạo ra được những cuốn sách, những phương pháp hoạt động phục vụ cho việc đào tạo giảng dạy học sinh, sinh viên để sản sinh ra những đứa trẻ với những tư duy đổi mới, hiện đại và sắc bén.
Người sư phạm sẽ trở thành những nhà khoa học và ngược lại. Ví dụ như đất nước Isarel khi trẻ học về thực vật họ sẽ được xem minh chứng cụ thể về giống cây, giống hạt và được chứng kiến những nhà khoa học áp dụng các chất tưới và các phương pháp khoa học để cây phát triển đầy đủ, nhanh chóng mà không cần trồng dưới đất.
Vì sao Phần Lan có nền giáo dục phổ thông đứng đầu thế giới? Vì họ không để học sinh phải làm bài tập về nhà, thời gian đó họ dành cho gia đình và cho các hoạt động khác. Khi đó trẻ sẽ học được nhiều hơn về môi trường xung quanh, về chính bản thân mình một cách tự nhiên nhất.
Và đó chính là thành quả của những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ chỉ có thể học và ứng dụng nhanh nhất những gì chúng thấy yêu thích và phục vụ cho bản thân.
Từ lẽ đó khi Bộ Khoa học và Công nghệ dành nhiều thời gian để làm các cuộc nghiên cứu khảo sát về người học sẽ tư vấn chính xác được cho Bộ Giáo dục những gì người học cần. Vì vậy việc gộp hai làm một về lâu dài sẽ tạo nên một sự liên kết chặt chẽ và hiệu quả tức thời và sẽ cho ra đời những sản phẩm giáo dục ưu tú và phù hợp.
Chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến trái chiều và phản biện khác nhau nhưng tựu trung lại chúng ta đều lấy người học làm trung tâm và nhìn nhận thực tế rằng giáo dục Việt Nam cần một cuộc cách mạng thực sự để thay đổi những tư duy cố hữu đã bám sâu vào trong tiềm thức của người Việt.