Nước Mỹ hành động gì sau tuyên bố bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông?
Dường như nước Mỹ đã bắt đầu hành động sau những tuyên bố bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mới đây, cùng với việc Trung Quốc đang ra tăng sức nặng của mình ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố một cách mạnh mẽ rằng các yêu sách của nước này đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trong khu vực là “hoàn toàn bất hợp pháp”.
Thông điệp này là “mũi tên trúng hai đích” của Mỹ, một mặt cho thấy Mỹ đang muốn duy trì luật pháp quốc tế tại một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới và mặt khác là thể hiện sự hỗ trợ cho các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông đang bị “bắt nạt” bởi Trung Quốc.
Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông là điều không thể phủ nhận. Một phần ba lượng hàng hóa vận chuyển của thế giới đi qua đây, trữ lượng thủy hải sản là nguồn thực phẩm quan trọng cho hàng triệu người ở Đông Nam Á và thêm vào đó là một lượng lớn dầu khí ngoài khơi.
Tuy nhiên, vấn đề là tuyên bố của nước Mỹ và Mike Pompeo chỉ có ý nghĩa nếu nó đi kèm với cam kết chắc chắn của chính quyền Trump đối với các chính sách mạnh mẽ. Các nước Đông Nam Á chỉ đơn thuần dựa vào luật pháp quốc tế để bác bỏ những yêu sách vô lý từ Bắc Kinh là không thể!
Thời điểm này, chính quyền của Donald Trump đang ở trong những tháng cuối cùng, nước Mỹ đang rút ra ở hầu hết các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức đa phương. D.Trump đang tỏ ra lưỡng lự giữa việc tiến hành một cuộc “chiến tranh thuế” chống lại “tập quán ăn thịt” của Trung Quốc trong thương mại, hay là việc tìm kiếm sự ủng hộ từ Tập Cận Bình cho việc tái cử theo như lời cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã từng tiết lộ.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, việc nước Mỹ tuyên bố Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế và đặc biệt là “Luật về biển” mà Hoa Kỳ chưa bao giờ phê chuẩn sẽ trở nên “sáo rỗng” nếu nước này không có những “hành động cụ thể” nào đó.
Trong một thập kỷ qua, Trung Quốc đã liên tục củng cố các yêu sách của mình đối với hầu hết Biển Đông, một khu vực bị bao vây bởi một đường ranh giới “chín đoạn mơ hồ” mà một chỉ huy hải quân Mỹ gọi là “Vạn lý trường thành” trên biển. Các yêu sách đó bao gồm một chiến dịch xây dựng các bãi cạn và quân sự hóa các đảo hoặc tuyên bố thành lập thành phố.
Có thể thấy, trong những tháng gần đây, khi toàn cầu đang bận tâm đến đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã leo thang mạnh mẽ các hoạt động ở Biển Đông. Đầu tháng 4, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam gần các đảo mà cả Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Một tàu khảo sát biển của Trung Quốc đã quấy rối một tàu thăm dò dầu khí của Malaysia ngoài khơi Borneo.
Và sau đó, liên tục xuất hiện việc Hải quân Trung Quốc phong tỏa một khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa để tiến hành các cuộc tập trận hải quân. Đáp lại, Hoa Kỳ cũng đã gia tăng các hoạt động hải quân của riêng mình, bao gồm các cuộc tập trận chung của hai nhóm tàu sân bay.
Những cuộc đối đầu này đã góp phần làm suy giảm mạnh mẽ quan hệ Mỹ-Trung trên các mặt trận khác. Vài tuần qua, trong khi ông Trump tiếp tục công khai đổ lỗi cho Trung Quốc về sự bùng phát COVID-19, Mỹ đã liên tiếp đưa ra các đòn “trừng phạt” Bắc Kinh về việc ở Hồng Kông và khu vực phía tây Tân Cương. Thêm vào đó là các cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ và ra lệnh trừng phạt các công ty công nghệ Trung Quốc...
Sự việc đang nóng dần lên đỉnh điểm khi vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra lệnh cho Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston, kích động Bắc Kinh phải trả đũa lại bằng việc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.
Nước Mỹ của Donald Trump đang đối phó với Trung Quốc một cách “rất khôn khéo”, như lời một chuyên gia phân tích cho biết. Một sự “uyển chuyển” cân bằng về ngoại giao, sự kiên quyết, răn đe mạnh mẽ về quân sự và một bộ quy tắc ứng xử theo luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Trên thực tế, tuyên bố của Mike Pompeo không có cơ sở mới, trước đây Mỹ đã từng công nhận quyết định năm 2016 của tòa án trọng tài quốc tế về việc bác bỏ các yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc trong một vụ kiện mang tính bước ngoặt của Philippines. (Tuy rằng sau đó Trung Quốc bác bỏ phán quyết này). Những gì Pompeo đã làm chỉ là tuyên bố một cách công khai hiệu lực của quyết định này.
Có thể thấy, mặc dù không nhất thiết phải thay đổi các chính sách nhưng tuyên bố sẽ trao quyền lớn hơn cho “bất kỳ hành động trừng phạt” nào do Mỹ dẫn đầu đối với Bắc Kinh, có thể Mỹ sẽ "vin" vào đó để hành động một cách mạnh mẽ thông qua các lệnh trừng phạt, nghị quyết của Liên Hợp Quốc hoặc hành động chung của các tổ chức như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) hay là Nhóm G7.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nước Mỹ đã nói những điều đúng đắn về hành vi trái pháp luật của Trung Quốc. Nhưng trừ khi “câu nói được đi kèm” với một sự tái tham gia đáng tin cậy của người Mỹ trong khu vực, bao gồm cả một cam kết rõ ràng về ngoại giao, đầu tư và an ninh. Nếu không những câu tuyên bố này chỉ là “lời hứa suông” trong năm bầu cử.
Có thể bạn quan tâm
ASEAN đã sẵn sàng “đứng lên” trước Trung Quốc ở Biển Đông?
07:20, 25/07/2020
Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông: Không chỉ là tuyên bố suông!
03:00, 23/07/2020
Vấn đề Biển Đông: Việt Nam ủng hộ lẽ phải, luật pháp quốc tế!
03:00, 22/07/2020
Lịch sử 2000 năm của Trung Quốc trên Biển Đông: Không bao giờ có!
03:00, 21/07/2020
CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 13-18/7: Mỹ bác yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông
06:00, 18/07/2020