Nhận diện “chủ nghĩa khủng bố kiểu mới”
Chủ nghĩa khủng bố hậu 11/9/2001 không chỉ sử dụng vũ khí truyền thống, không chỉ là các tổ chức manh mún, nhỏ lẻ...
Chưa có ai đưa ra tính toán, liệu thiệt hại trong một vụ đánh bom khủng bố có lớn hơn khi hai cường quốc Mỹ-Trung thi nhau “khủng bố kinh tế” toàn cầu? Phải chăng, đánh bom liều chết nguy hiểm hơn “khủng bố văn hóa, tư tưởng”?
Vào năm 996 một nhóm cuồng tín đã tìm cách trục xuất người La Mã ra khỏi Palestine bằng một chiến dịch mang màu sắc của chủ nghĩa khủng bố. Nhưng mãi cho đến sự kiện 11/9/2001 xảy ra tại Mỹ thì chủ nghĩa khủng bố mới thực sự được quan đặc biệt.
Kể từ cuộc “chiến 6 ngày” diễn ra vào năm 1967 tại Trung Đông giữa Ả rập và Israel, dẫn tới sự can thiệp ngày một sâu của Mỹ và NATO vào khu vực này thì chủ nghĩa khủng bố dựa trên niềm tin thánh chiến, xung đột sắc tộc bùng phát dữ dội.
Nếu như Al-qaeda thoạt đầu là kết quả mâu thuẫn nội bộ giữa những người Hồi giáo hai dòng sunni và shiite, khi Mỹ cùng đồng minh nhảy vào can thiệp, Al-qaeda đã tự biến tướng thành tổ chức khủng bố quốc tế do Osama bin Laden làm thủ lĩnh. Tổ chức này gieo rắc chết chóc khắp nơi trên thế giới.
Đến lượt nhà nước tự xưng IS, tiền thân là cánh quân đội thân Tống thống Saddam Hussein, khi Mỹ tấn công Iraq, lật đổ ông Hussein, người Hồi giáo sunni mất quyền lực, họ dạt về phía IS để đấu tranh chống lại sự hiện diện của Mỹ.
IS nhanh chóng mạnh lên ở Trung Đông, đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ quan trọng, tuyên bố đặt thủ đô tại Ar-Raqqah, Syria. Năm 2016, với lý do chống khủng bố, liên quân Mỹ, Anh tấn công Syria, biến đất nước này thành đống đổ nát lớn nhất hành tinh.
Kể từ thời điểm 11/9/2001, một hình thức mới của chủ nghĩa khủng bố bắt đầu hình thành, chúng có xu hướng “nhà nước hóa”, liên kết với các nhóm phiến quân, các thế lực bị thất sủng dưới bom đạn phương Tây.
Gần 2 thập kỷ nay, chủ nghĩa khủng bố chủ yếu hoạt động mạnh ở Trung Đông, mục tiêu chính là Mỹ và các thành viên NATO tại châu Âu như Đức, Anh, Pháp, Bỉ,…
Thế giới Hồi giáo vốn bí ẩn, niềm tin tôn giáo là sức mạnh tin thần chủ đạo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực, thậm chí thần quyền đan xen hòa trộn vào pháp quyền.
Sự can thiệp của Mỹ - trên tất cả chính là nguồn năng lượng dầu mỏ phong phú tại Trung Đông, là lợi ích kinh tế. Nhưng kèm theo đó là “dân chủ phương Tây” đã mâu thuẫn kịch liệt với cuộc cách mạng Hồi giáo mà những người Ả rập đang theo đuổi.
Người Mỹ muốn lật đổ các chế độ ở Trung Đông thay bằng dân chủ kiểu Mỹ và mang đến phương thức “mùa xuân Ả rập”, trong khi đó người Hồi giáo kiên quyết giữ lấy đức tin vào đấng tối cao của họ.
Bom đạn, vũ khí Mỹ được đem tới Trung Đông một mặt để quảng bá, thử nghiệm phát minh mới, mặt khác núp dưới chiêu bài chống khủng bố. Kết quả là, nhiều thiết chế tại đây bị sụp đổ, nhưng quái thai chế độ được dẫn dắt bởi niềm tin thánh chiến đã nổi dậy, tiềm lực kinh tế, quân sự không bằng đối thủ nên các nhóm này chọn phương thức bắt cóc, đánh bom, gieo rắc hoang mang,…
Nhưng điều nguy hiểm nhất là phương Tây đã phá tan bầu không khí hòa bình tại Trung Đông, biến nhiều nơi trù phú như Afghanistan, Iraq, Lybia, Syria thành nghèo nàn lạc hậu.
Sự bần cùng hóa, bế tắc, bất an, tụt hậu chính là nguồn cơn đẩy hàng vạn thanh niên trẻ Hồi giáo gia nhập tổ chức khủng bố tiếp tục chống đối Mỹ. Bản thân các quốc gia mất kiểm soát là mảnh đất màu mỡ cho mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo bùng dậy.
Vòng luẩn quẩn “nghèo đói - lạc hậu - mất tự chủ - chống đối” tiếp tục nuôi dưỡng lý tưởng cực đoan và chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông sẽ không dễ giải quyết nếu như các nước lớn vẫn còn chơi ván cờ lợi ích kinh tế.
Vài thập kỷ sau khi chủ nghĩa quân phiệt phát xít bị tiêu diệt. Hiện nay, mối nguy này có dấu hiệu quay trở lại bằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, bảo thủ dẫn đến tư tưởng bài ngoại hoặc ly khai.
Thực tế, có một xu hướng “bài Trung” âm thầm tồn tại và phát triển khắp nơi trên thế giới, thoạt đầu xu hướng này chỉ diễn ra trên mặt trận kinh tế, ví dụ như Ấn Độ cấm công nghệ Trung Quốc, phương Tây “đánh” Huawei, các nước nghèo cảnh giác với vốn vay từ Trung Quốc.
Phía bên kia, Mỹ công khai chiến lược “nước Mỹ trên hết”, quay lưng với các tổ chức đa phương, cổ vũ đơn phương hoặc đa phương hẹp, không ngừng lôi kéo đồng minh để chĩa mũi dùi về đối thủ.
Tổng hợp các hiện tượng này có thể cô lập một quốc gia, điều đó có thể động chạm đến lòng tự tôn dân tộc, chủ nghĩa quân phiệt, phát xít và khủng bố nhà nước lại xuất phát từ đây.
Tôi cho rằng, mặt phải của dịch bệnh COVID-19 là đã kéo tất cả xích lại gần nhau hơn chứ không phải chia tách, dịch bệnh giúp thế giới được nghỉ ngơi, chênh lệch giàu nghèo, khoảng cách xã hội dường như được xóa nhòa.
Nhưng mặt trái của nó ở chổ, nếu như không khéo xử lý cuộc khủng hoảng này thì một lần nữa mâu thuẫn toàn cầu bị khoét sâu hơn. Đây là nguồn cơn bất ổn, phát sinh chủ nghĩa khủng bố kiểu mới.
Có thể bạn quan tâm
Chủ nghĩa khủng bố: Nỗi đau không riêng đất nước nào!
06:15, 30/12/2018
Cuộc chiến chống khủng bố: Ký ức buồn 18 năm sau ngày 11/9
14:02, 11/09/2019
Nhiều nhà thờ ở Sri Lanka trúng bom do khủng bố?
15:17, 21/04/2019
Tấn công khủng bố ở Tây Ban Nha khác xa các vụ tấn công khác ở Châu Âu
06:20, 19/08/2017
Quyết tâm khởi nghiệp sau khi suýt chết vì khủng bố
06:36, 09/02/2018