NATO có kiềm chế được Trung Quốc?
NATO sẽ "hồi sinh" nhưng không dễ bắt nạt Bắc Kinh, vì bối cảnh, tương quan lực lượng nay đã khác!
Tổng thống Joe Biden mới đây đã phát đi thông điệp nối lại quan hệ với các đồng minh châu Âu, trong đó “hồi sinh” liên minh quân sự NATO là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược kìm hãm Bắc Kinh trên phạm vi toàn cầu.
Nhưng không phải nói là làm được. NATO từng rất hữu hiệu trong đối đầu Mỹ - Xô trước đây, đến khi Nga tư bản ra đời, khối này không ngừng tìm cách mở rộng về phía Đông tiến sát biên giới Nga nhưng không đạt được nhiều kết quả.
Nhiệm vụ với Moscow chưa xong thì xuất hiện Trung Quốc với tư cách là đối thủ đáng gờm của Mỹ và đồng minh. Suốt 4 năm dưới thời D. Trump NATO bệ rạc mọi mặt do thiếu vai trò lãnh đạo từ Lầu Năm Góc.
Bây giờ, nếu hồi sinh khối này, Mỹ và châu Âu phải tìm ra tôn chỉ, mục đích nào đó xứng đáng để thuyết phục Quốc hội ở các quốc gia thành viên đồng ý rót hàng chục tỷ USD làm kinh phí hoạt động.
Có một điều chắc chắn, NATO sẽ không còn là nó nếu không có đối thủ, dĩ nhiên bây giờ là Trung Quốc, như lãnh đạo tòa Ngũ giác Lloyd Austin phát biểu: “một nước Trung Quốc đang dần mạnh lên, khủng bố, virus corona và biến đổi khí hậu”.
Kiềm chế Trung Quốc là không dễ, bởi nhiều lý do xuất phát từ nội bộ NATO, bối cảnh quốc tế mới và bản thân Trung Quốc rất “túc trí đa mưu”. NATO hiện nay quá cũ kỹ, thiếu linh hoạt, mất đoàn kết.
Ở đại bản doanh Bắc Đại Tây Dương, liên minh này chỉ có khả năng xuất kích cùng lúc 6 tàu ngầm, 1 máy bay duy nhất là nhiệm vụ tuần tra hàng hải, chưa đủ sức kiềm chế hải quân Nga.
Tờ Time of London tiết lộ, vào năm 2009, chính phủ Italia đã trả tiền cho nhóm phiến quân Taliban để đổi lấy sự an toàn cho quân đội nước này. Trong cuộc chiến Lybia, chỉ có 8/28 thành viên tham gia, họ chỉ tổ chức được cuộc không kích nhỏ.
NATO từ chối lời mời gìn giữ hòa bình tại Lybia sau khi chính phủ ông Gaddafi bị lật đổ, kết quả là đất nước này vẫn nội chiếm âm ỉ đến ngày nay. NATO đã suy yếu!
Kinh tế châu Âu đang suy yếu, nhiều nền kinh tế lớn nhất EU như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italy vật lộn trong suy thoái, nợ công và bất ổn nội bộ. Bản thân EU còn chưa biết xử trí ra sao với dịch bệnh COVID-19!
Quân đội Trung Quốc có tốc độ hiện đại hóa khá nhanh, theo Bộ quốc phòng Đức, Trung Quốc sở hữu lực lượng đáng nể bao gồm các UAV tấn công hiện đại, 6.850 xe tăng chiến đấu, 1.600 chiến đấu cơ, hơn 2 triệu binh sĩ, tiềm lực tên lửa to lớn và năng lực hạt nhân được mở rộng một cách có hệ thống.
Trên mặt trận kinh tế, rất nhiều thành viên NATO tại châu Âu đang chia sẻ lợi ích với Bắc Kinh. Năm ngoái Rome đã gật đầu để trở thành một mắt xích của sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Trên bán đảo Balkan, chủ yếu là các quốc gia nhỏ như Bulgari, Serbia, Albani, Croatia, Hy Lạp,…đang hưởng lợi từ các khoản đầu tự hạ tầng từ Trung Quốc.
Hiện chưa có thống kê nào đầy đủ về quyền lực kinh tế Trung Quốc trong lòng châu Âu, các doanh nghiệp Trung Quốc đổ hàng nghìn tỷ USD để thực hiện nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập.
Thương nhân Hoa kiều là lực lượng không hề ít, nắm giữ khối lượng kinh tế không hề nhỏ tại “lục địa già” và Mỹ. Cũng chẳng ai biết đội ngũ “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế” này có phải là cánh tay nối dài của chính quyền Trung Quốc hay không. Nhưng rõ ràng, đây không còn là mối lo mơ hồ như nhiều năm trước.
Có thể bạn quan tâm
“NATO châu Á” - mộng khó thành của Mỹ
06:32, 17/02/2021
NATO không muốn chiến tranh lạnh với Nga
15:50, 06/04/2019
70 năm NATO: Thách thức từ sự chia rẽ
06:00, 04/04/2019
Quân đội châu Âu và mâu thuẫn của NATO
11:01, 10/11/2018
NATO “sống dậy” giữa ngổn ngang căng thẳng!
11:30, 07/10/2018
Còn Mỹ, còn NATO!
06:03, 21/08/2018
Tổng thư ký NATO: “NATO quan trọng với cả châu Âu và Mỹ”
06:10, 30/06/2017