Trung Quốc: Nguy cơ đổ vỡ kế hoạch “ngoại giao vaccine”

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 13/04/2021 10:35

Trung Quốc sử dụng phương pháp rất cổ xưa để bào chế vaccine COVID-19!

Trung Quốc dùng công nghệ cũ xưa để sản xuất vaccine COVOD-19

Trung Quốc dùng công nghệ cũ xưa để sản xuất vaccine COVOD-19

Khi nhân loại sốt sắng tìm cách kìm hãm dịch bệnh COVID-19 thì Trung Quốc cũng nhảy vào như một “cường quốc có trách nhiệm cao cả”. Cùng với Nga, Mỹ là những quốc gia mạnh miệng nhất tuyên bố bào chế thành công “thuốc đặc trị” bán và tài trợ cho phần còn lại.

Từ nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất hàng loạt và thương mại hóa đã được người Trung Quốc thực hiện rất nhanh chóng. Khi những giọt vaccine còn trong phòng thí nghiệm, các đặc phái viên đã được cử khi khắp nơi để “ngoại giao vaccine”.

Bằng cách nào đó, Trung Quốc đã thuyết phục được hàng chục quốc gia sử dụng vaccine Sinovac của họ, kể cả bán lấy tiền lẫn tài trợ miễn phí. Rất nhiều nước - vì khó khăn kinh tế, hạn chế công nghệ đã gật đầu.

Mới đây, ông Cao Phúc, Giám đốc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Trung Quốc, phát biểu tại một hội thảo ở thành phố Thành Đô hôm 10/4, nói rằng các loại vaccine ngừa COVID-19 do Trung Quốc sản xuất “không có hiệu suất bảo vệ cao”.

Tỷ lệ hiệu quả của vaccine COVID-19 Sinovac đã được các nhà nghiên cứu ở Brazil phát hiện chỉ khoảng 50,4%. Để so sánh, vaccine do Pfizer sản xuất đã được chứng minh là có hiệu quả tới 97%.

Hóa ra, Bắc Kinh sử dụng công nghệ cũ xưa để bào chế vaccine, họ tiêm virus yếu vào cơ thể để kích hoạt hệ miễn dịch, qua đó hy vọng hệ miễn dịch có thể chống lại viruscorona.

Phương pháp bào chế vaccine này có từ thế kỷ thứ nhất… trước công nguyên! Vua Mithradates VI của xứ Pontos (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) hàng ngày uống một lượng độc tố rất nhỏ cho cơ thể quen dần nhằm chống lại với nguy cơ bị ám sát bằng thuốc độc.

Ở Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ 10, các thầy lang Đạo giáo đã dùng một kỹ thuật tương tự phòng bệnh đậu mùa. Đậu mùa là chứng bệnh hiểm nghèo, nếu không giết chết bệnh nhân thì nó cũng để lại những vết sẹo rỗ trên mặt.

Các thầy lang đã lấy vẩy sẹo của người bị bệnh (chứa mầm bệnh), cho vào một chiếc hộp kín rồi giữ ở nhiệt độ nhất định trong một thời gian để giảm độc tính, sau đó nghiền nhỏ thổi vào mũi của người khỏe chưa từng mắc bệnh đậu mùa để ngừa bệnh.

Vaccine Pfizer (Mỹ) sử dụng công nghệ mRNA, xuất phát từ các tiến bộ của Y học nano. Tóm lại vaccine thế hệ mới của phương Tây là kết quả của quá trình tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ Y học.

Nói một cách dễ hiểu, Sinovac dựa vào cơ chế tự nhiên, hên xui của cơ thể, còn Pfizer đến đúng địa chỉ gây bệnh, tự bản thân vaccine sẽ phát triển “nhân tố” mới giúp tiêu diệt viruscorona.

Kế hoạch

Kế hoạch "ngoại giao vaccine" của Trung Quốc có thể gây tác dụng ngược

Câu chuyện vaccine cho thấy rất rõ sĩ diện của người Trung Quốc, mục đích chưa phải “cứu nhân loại” mà lợi dụng dịch bệnh để khuếch trương ảnh hưởng, khẳng định sự tiến bộ của họ.

Sự nghi ngờ về công nghệ Trung Quốc không phải không có cơ sở, thậm chí một số nhà nghiên cứu quốc tế nhận định “Trung Quốc là con hổ giấy” đều có lý do.

Tại các tiểu vương quốc Ảrập, một nhà máy sản xuất 200 triệu liều Sinovac mỗi năm đang được xây dựng. Trung Quốc dùng vaccine để làm sâu đậm quan hệ với các quốc gia Trung Đông, nơi vừa có đồng minh vừa có thù địch với Mỹ.

Công nghệ dược phẩm Trung Quốc chưa bao giờ được đánh giá cao hơn Mỹ, châu Âu và Ấn Độ, trong nước xảy ra bê bối vaccine giả nhưng Bắc Kinh đã nhanh chân đi trước đến những quốc gia nghèo.

Phân bổ vaccine không chỉ mang đến ảnh hưởng “mềm”, đằng sau đó là các cam kết kinh tế, đầu tư, tranh thủ sự ủng hộ đối với nhiều vấn đề quốc tế đang tranh cãi, ví dụ như chủ quyền biển đảo tại Biển Đông, cạnh tranh chiến lược với Hoa Kỳ.

Dĩ nhiên, vaccine kém chất lượng là phạm trù khác hoàn toàn với vaccine giả, đây là kẻ hở để Trung Quốc thoát khỏi sự chỉ trích.

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc và tham vọng bá chủ nhìn từ chiến lược ngoại giao vaccine

    Trung Quốc và tham vọng bá chủ nhìn từ chiến lược ngoại giao vaccine

    06:00, 07/04/2021

  • Đằng sau chính sách

    Đằng sau chính sách "ngoại giao vaccine" của Trung Quốc (Bài 1)

    05:43, 20/11/2020

  • Xã hội hóa vaccine COVID-19 như thế nào?

    Xã hội hóa vaccine COVID-19 như thế nào?

    14:22, 12/04/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ