Đằng sau chính sách "ngoại giao vaccine" của Trung Quốc (Bài 1)

Diendandoanhnghiep.vn “Bắc Kinh rất có thể sẽ sử dụng vaccine cho các mục đích chiến lược, bao gồm cả việc cải thiện tiếng tăm của họ, vốn đã bị ảnh hưởng trên toàn thế giới do hậu quả của đại dịch”.

Vào một số ngày nhất định trong tuần, trung tâm y tế Puskesmas của Indonesia sẽ tiếp nhận một vài tình nguyện viên thử vaccine ngừa COVID-19.

Trong bối cảnh hiện nay, Puskesmas dường như là niềm hy vọng duy nhất của người dân Indonesia để thoát khỏi đại dịch COVID-19 hiện đang khiến khoảng 100 người thiệt mạng mỗi ngày. Loại vaccine thử nghiệm mà Indonesia đã tiêm cho các tình nguyện viên một loại vắc xin mới do Sinovac Biotech, một công ty của Trung Quốc sản xuất.

Trung Quốc đã sớm đi đầu trong việc phát triển vắc xin chống lại COVID-19. Đối với nhiều nước đang phát triển, đây là cách duy nhất để thoát khỏi khủng hoảng

Trung Quốc đã sớm đi đầu trong việc phát triển vắc xin chống lại COVID-19. Đối với nhiều nước đang phát triển, đây là cách duy nhất để thoát khỏi khủng hoảng

Đối với anh Rizky Sugih – một tình nguyện viên quyết định tham gia thử nghiệm, mọi chuyện thật dễ dàng. "Cầu nguyện thôi là chưa đủ. Chúng ta phải hành động, và đây là hành động của tôi - tham gia thử nghiệm vaccine", anh nói khi bước ra khỏi phòng khám vào ngày 16 tháng 10.

Sugih cho biết anh đã không suy nghĩ kỹ khi tham gia vào thử nghiệm, và đặc biệt là sau khi thống đốc Tây Java thông báo rằng ông này cũng tham gia thử nghiệm thuốc. "Người đứng đầu tham gia, các tổ chức có uy tín, vậy tại sao tôi lại không? Tôi không thể giúp đỡ về tiền bạc, nhưng tôi có thời gian và sức khoẻ phù hợp", ông Sugih nói.

Trên thực tế, Indonesia phải là quốc gia duy nhất đang tiến hành các cuộc thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19. Các quốc gia đang phát triển khác - những quốc gia đang vật lộn với các ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng, cũng đã tham gia vào các thỏa thuận tương tự để thử nghiệm vaccine từ các hãng dược phẩm Trung Quốc

Đối với Indonesia - nơi đã bị tàn phá bởi COVID-19, vaccine được xem là lối thoát duy nhất. Chương trình thử nghiệm lâm sàng Bandung, với 1.600 tình nguyện viên, đã bắt đầu vào tháng 8 năm nay và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 5/2021. 

Thế nhưng mọi chuyện lại không dễ dàng như thế, Jakarta đã phải xây dựng một nghĩa trang mới cho những người chết vì COVID, trong khi Tổng thống Joko Widodo đã đẩy nhanh việc mua sắm và phân phối vaccine sớm nhất là trong năm nay, bất chấp những lời cảnh bảo của các chuyên gia y tế về việc vội vàng thử nghiệm vaccine một cách rộng rãi trên người.

Theo chính phủ của Tổng thống Widodo, Sinovac sẽ gửi 3 triệu liều vaccine coronavirus thành phẩm và đủ số lượng vaccine dưới dạng chất lỏng cuối cùng để Bio Farma – một hãng dược phẩm của Indonesia gia công và đóng lọ đủ 15 triệu liều vào cuối tháng 12 năm nay. Bên cạnh đó, Sinovac cũng cam kết sẽ cung cấp 125 triệu liều cho thị trường Indonesia trong năm tới.

Các quan chức ở Jakarta cho biết mỗi người có thể cần hai liều vaccine để có hiệu quả và do đó Indonesia đang nhắm mục tiêu 540 triệu liều vaccine vào năm 2022. Chính phủ ước tính sẽ chi tổng cộng 37 nghìn tỷ rupiah (khoảng 2,5 tỷ USD) dành cho việc mua sắm vaccine từ nay đến năm 2022.

Trong khi các nhà lãnh đạo Indonesia cũng đang cố gắng mua các loại vaccine khác, nhưng rõ ràng là nguồn cung chủ yếu sẽ dựa vào Trung Quốc - quốc gia có nhiều lợi thế trong cuộc đua vắc xin. Đầu tiên, các hãng dược phẩm Trung Quốc là những công ty đi đầu trong việc sản xuất thế hệ vaccine COVID-19 đầu tiên, chiếm 4/10 ứng viên vaccine hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng 3 - bước cuối cùng trong quy trình phê duyệt trước khi phân phối ra công chúng.

Sinovac và hai công ty Trung Quốc khác là Sinopharm và CanSino Biologics đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 tại ít nhất 15 quốc gia. Công ty Sinovac hiện đang được niêm yết trên sàn Nasdaq, có trụ sở tại Bắc Kinh, đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 ở Bangladesh, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ,  và Indonesia.

Theo các chuyên gia, lợi thế thứ hai đối với Trung Quốc là quốc gia này có lợi thế trong việc mở rộng quy mô sản xuất vaccine. Theo một nhà phân tích tại Airfinity - công ty phân tích và thông tin khoa học có trụ sở tại London, điều này một phần là do năng lực sản xuất khổng lồ của nước này và một phần là do các công ty Trung Quốc chủ yếu tập trung vào "công nghệ đã và đang được thử nghiệm".

Nhà phân tích này lưu ý rằng ba trong số bốn ứng cử viên hàng đầu của Trung Quốc trong thử nghiệm giai đoạn 3 là vaccine virus bất hoạt, một công nghệ vaccine đã được sử dụng khá lâu. “Dữ liệu và mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy điều này sẽ giúp họ dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất so với các công nghệ mới hơn khác”.

Trước đó, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 22 tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại lời hứa của Trung Quốc là đưa vaccine do Trung Quốc sản xuất trở thành "hàng hóa toàn cầu" và sẽ ưu tiên các quốc gia đang phát triển. 

Đối với Bắc Kinh thì đây là một cơ hội vàng - vừa để tạo dấu ấn tốt đẹp tại khu vực châu Á, cũng như xóa bỏ những định kiến của thế giới rằng Trung Quốc là quốc gia “phát tán” đại dịch COVID-19.

Ông Adam Ni - Giám đốc Trung tâm Chính sách Trung Quốc ở Canberra, Australia nhận định: “Bắc Kinh rất có thể sẽ sử dụng vaccine cho các mục đích chiến lược, bao gồm cả việc cải thiện tiếng tăm của họ, vốn đã bị ảnh hưởng trên toàn thế giới do hậu quả của đại dịch”.

Vào ngày 9 tháng 10, Trung Quốc tuyên bố sẽ tham gia COVAX - một sáng kiến toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ với mục đích phân phối vaccine COVID-19 một cách bình đẳng. Ngược lại, Mỹ - quốc gia hiện cũng đang có 4 công ty đang thử nghiệm vaccine trong giai đoạn 3, cho đến nay đã chính thức từ chối việc tham gia COVAX, cũng như Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rõ ưu tiên của Washington sẽ là tiêm vắc xin cho người Mỹ trước.

Nhưng thiếu các sự lựa chọn thay thế, vaccine của Trung Quốc ngày càng được coi là sự cứu rỗi, không chỉ là sự cứu rỗi mà còn là đòn bẩy địa chính trị thế hệ mới mà Trung Quốc có thể tận dụng. Rất nhiều quốc gia đang đều đang mong vaccine “như mong mẹ về chợ”, chẳng hạn như Indonesia, Philippines và Malaysia…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đằng sau chính sách "ngoại giao vaccine" của Trung Quốc (Bài 1) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713424587 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713424587 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10