Chân dung hai doanh nhân "ăn nên làm ra" nhờ vaccine chống COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Tài sản của anh em Andreas và Thomas Struengmann tăng thêm 8 tỷ USD lên 22 tỷ USD nhờ sở hữu cổ phần hãng dược Đức BioNTech.

Theo Bloomberg, ngay sau khi Pfizer và BioNTech thông báo vaccine do hai hãng phát triển đạt tỷ lệ thành công tới 90% trên 94 bệnh nhân đầu tiên, giá cổ phiếu của công ty Đức tăng vọt. Nhờ đó, anh em doanh nhân Andreas và Thomas Struengmann giàu thêm 8 tỷ USD.

Với khối tài sản 22 tỷ USD, anh em Struengmann thuộc nhóm những người giàu nhất trong ngành y tế toàn cầu, theo Bloomberg Billionaires Index. Cả hai năm nay 70 tuổi, gây dựng tài sản bằng cách tái đầu tư lợi nhuận các mảng kinh doanh dược phẩm của gia đình. Họ đã "tái định hình khối tài sản chỉ bằng cách tin vào công nghệ", Paul Westall – đồng sáng lập hãng tuyển dụng Agreus Group cho biết.

Hai anh em Andreas và Thomas Struengmann. Ảnh: Manager Magazin

Hai anh em Andreas và Thomas Struengmann. Ảnh: Manager Magazin

Trong quá khứ, gia đình Struengmann chủ yếu đầu tư vào thuốc gốc (generic). Tuy nhiên, hai anh em sinh đôi chuyển hướng đầu tư vào nhiều mảng khác.

Năm 1979, hai người tiếp quản hãng dược phẩm Durachemie từ cha. Bảy năm sau, họ bán công ty và thành lập một hãng dược khác có tên Hexal. Công ty này sau đó trở thành hãng sản xuất thuốc gốc lớn thứ tư thế giới.

Năm 2005, Novartis AG mua lại Hexal và cổ phần của anh em Struengmann trong công ty con EON Labs với giá 5,7 tỷ euro (6,7 tỷ USD). Sau đó, họ chuyển hướng đầu tư vào ngành công nghệ sinh học.

Ba năm sau, họ gặp Ugur Sahin, nhà sáng lập kiêm CEO của BioNTech. Cặp tỷ phú đầu tư 150 triệu euro vào BioNTech và hiện sở hữu 50% cổ phần công ty. Tháng 10/2019, BioNTech phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Từ đó đến nay, giá cổ phiếu của BioNTech tăng tới 580%. Nhờ đó, tài sản của CEO Ugur Sahin cũng tăng thêm 4 tỷ USD.

"Sức mạnh của chúng tôi là tốc độ và sự linh hoạt", doanh nhân Thomas Struengmann khẳng định trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2004. "Khi các con voi to lớn còn đang cân nhắc quyết định, chúng tôi đã hành động".

Thomas Struengmann cho biết ban đầu, hai anh em tự hứa sẽ không đầu tư quá 1 tỷ euro cho lĩnh vực công nghệ sinh học, vì ngành này nhiều rủi ro và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, họ sau đó đã rót tiền vượt trần vì nhận thấy có tiềm năng. "Anh luôn muốn thấy mầm cây nhỏ của mình liên tục phát triển", ông nói.

Khoản đặt cược vào BioNTech cho thấy tham vọng của họ vào các loại thuốc mang tính đột phá. Họ đã giúp BioNTech huy động 150 triệu euro năm 2008 và hiện sở hữu nửa công ty. Đà tăng của chứng khoán cũng giúp CEO BioNTech Ugur Sahin sở hữu hơn 4 tỷ USD.

Với 22 tỉ USD, hai anh em sinh đôi nhà Struengmann đang sở hữu một trong những khối tài sản lớn nhất thế giới trong ngành chăm sóc sức khỏe. (Ảnh: Eva Marie Uzcategui/Bloomberg)

Với 22 tỉ USD, hai anh em sinh đôi nhà Struengmann đang sở hữu một trong những khối tài sản lớn nhất thế giới trong ngành chăm sóc sức khỏe. (Ảnh: Eva Marie Uzcategui/Bloomberg)

Anh em Struengmann cũng hỗ trợ công ty cũ của Sahin - Ganymed Pharmaceuticals. Đây là công ty sản xuất thuốc chữa ung thư mà Sahin thành lập cùng vợ Ozlem Tureci. Chỉ một năm sau khi hai vợ chồng ông chuyển hướng tập trung sang Covid-19, kết quả thử nghiệm chính là sự xác nhận về loại thuốc mới họ đã dành cả sự nghiệp để theo đuổi. "Việc này có thể mở ra lớp phân tử mới trong lĩnh vực dược phẩm", Sahin cho biết trong một cuộc phỏng vấn đầu tuần này.

Năm ngoái, IPO của BioNTech tại Mỹ đã khép lại cả thập kỷ bận rộn của hai anh em Struengmann. Từ năm 2010, họ đã đầu tư vào một công ty sản xuất thiết bị trợ thính, bán nhà băng Đức Suedwestbank với giá hơn gấp đôi giá mua vào năm 2004 và mua cổ phần nhiều công ty công nghệ sinh học, trong đó có Immatics.

Dĩ nhiên, không phải tất cả đều có kết quả tốt. Cổ phiếu Immatics đã mất giá một phần ba kể từ khi niêm yết trên sàn Nasdaq hồi tháng 7. Trong khi đó, 4SC – hãng sản xuất thuốc ung thư Đức mà Struengmanns là cổ đông lớn – cũng mất giá 20% năm nay. Chính BioNTech cũng có khởi đầu chật vật, khi phải định giá IPO thấp hơn mục tiêu. Dù vậy, mã này đã tăng 580% đến nay.

"Với chúng tôi, lợi nhuận không phải là tất cả", Thomas trả lời phỏng vấn trên Handelsblatt, "Ưu tiên số một là tạo ra các đột phá về y học".

Ngoài BioNTech, hai anh em nhà Struengmann còn đầu tư vào Arevipharma, một công ty sản xuất thuốc quy mô nhỏ có trụ sở tại miền đông nước Đức. Họ chỉ đạo Arevipharma sản xuất lượng lớn thuốc khử trùng y tế để tặng cho các nhà thuốc, bệnh viện trong nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chân dung hai doanh nhân "ăn nên làm ra" nhờ vaccine chống COVID-19 tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711646107 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711646107 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10