Quan điểm khác biệt về thời gian của doanh nhân Thái Vân Linh

KHÁNH HÀ 10/11/2020 03:00

"Nếu chúng ta làm việc với tư duy đang chạy đua với cự li 500m, chúng ta sẽ chạy kiểu nước rút, càng nhanh càng tốt, để nhanh đạt được 500m và thắng cuộc thi".

Đó là chia sẻ của Shark Thái Vân Linh về câu chuyện cân bằng cuộc sống, đã mang đến khái niệm mới về một ngày.

Tư duy 1 ngày có 6 giờ

Với tư duy khoa học, 1 ngày sẽ có 24 giờ, tính theo một vòng quay của Trái Đất quanh trục của mình. Nếu chúng ta làm việc với tư duy đang chạy đua cự li 500m, chúng ta sẽ chạy cực nhanh

Nhưng theo khái niệm mới, bà Linh đang thực hiện thấy rất hiệu quả - là coi một ngày có 6 giờ đồng hồ.

"Như vậy với 1 vòng quay của Trái Đất, theo khái niệm mới, chúng ta sẽ có 4 ngày. Trừ bỏ 1 ngày để ngủ, chúng ta còn 3 ngày để làm việc. Nếu 1 ngày chỉ có 6 tiếng thôi, chúng ta sẽ làm việc thế nào?", shark Linh đặt câu hỏi.

Nếu chúng ta làm việc với tư duy đang chạy đua với cự li 500m, chúng ta sẽ chạy kiểu nước rút, càng nhanh càng tốt, để nhanh đạt được 500m và thắng cuộc thi

Shark Thái Vân Linh quan niệm, nếu chúng ta làm việc với tư duy đang chạy đua với cự li 500m, chúng ta sẽ chạy kiểu nước rút, càng nhanh càng tốt, để nhanh đạt được 500m và thắng cuộc thi.

Theo bà, làm việc với tư duy 1 ngày có 24 giờ giống như chạy đua giải Full Marathon 42km, mình sẽ chạy từ từ để duy trì thể lực xuyên suốt cự li. Ngược lại, nếu chúng ta làm việc với tư duy đang chạy đua với cự li 500m, chúng ta sẽ chạy kiểu nước rút, càng nhanh càng tốt, để nhanh đạt được 500m và thắng cuộc thi".

Tương tự, nếu tư duy 1 ngày chỉ có 6 giờ đồng hồ, chúng ta sẽ làm việc rất nhanh. Những công việc trước đây phải làm trong 24 giờ, sẽ làm hết trong 6 giờ, và khi làm hết công việc này lại qua ngày thứ 2 (theo mốc 1 ngày có 6 giờ) làm thêm việc nữa.

"Như vậy, trong 24 giờ, chúng ta có thể làm gấp 3 lần công việc mà những người khác làm trong 1 ngày".

"Linh thấy khi hoạt động với tư duy mới này đạt được nhiều thứ hơn, và có nhiều động lực hơn. Khi làm xong 1 thứ gì đó thấy "À, mình có thể làm thêm". Đó là khái niệm Linh thấy rất hay và các bạn có thể thử, xem có thể làm thêm những thứ gì trong 1 ngày", Shark Linh nói.

Sử dụng ma trận Eisenhower 

Shark Linh cho rằng mọi người sẽ không thể thành công nếu cứ liên tục trễ các thời hạn hay các vấn đề thực sự cấp bách lại giải quyết sau cùng. Vì vậy, việc quản lý thời gian hợp lý sẽ giúp bạn tiếp nhận các công việc liên tục mà vẫn hoàn thành xuất sắc.

Theo đó, Shark Linh đưa ra gợi ý về việc sử dụng ma trận Eisenhower để quản lý thời gian hiệu quả. Đây là một cách để sắp xếp những việc cần làm thành 4 loại theo từng cấp độ, giúp mỗi người biết cách ưu tiên các nhiệm vụ theo mức độ quan trọng và khẩn cấp.

Shark Linh cho biết, mục tiêu tổng thể là đảm bảo bạn dành đủ thời gian cho các nhiệm vụ Góc 2, để chúng không trở thành các nhiệm vụ Góc 1.

Shark Linh cho biết, mục tiêu tổng thể là đảm bảo bạn dành đủ thời gian cho các nhiệm vụ Góc 2, để chúng không trở thành các nhiệm vụ Góc 1.

Để sử dụng ma trận Eisenhower quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả, trước tiên bạn cần phân biệt giữa công việc mang tính “khẩn cấp” và “quan trọng”. Những công việc “khẩn cấp” có thể không “quan trọng” và ngược lại. Nếu chúng ta không làm rõ được hai tính chất công việc này sẽ dễ gặp khó khăn và lãng phí thời gian.

Công việc khẩn cấp đòi hỏi sự chú ý của chúng ta ngay lập tức và phải hoàn thành trong một giới hạn thời gian cụ thể.

Công việc quan trọng cần mình chủ động làm để thực hiện cho mục tiêu trong tương lai. Điều này đòi hỏi sự chủ động tính trước cho tương lai và tự giác rất cao của bản thân.

Các nhiệm vụ quan trọng sẽ trở nên khẩn cấp khi bạn đã trì hoãn chúng quá lâu hoặc không được quan tâm đúng mức hay làm cho qua chuyện.

Ví dụ, chuẩn bị cho bài thuyết trình hoặc viết đánh giá cuối năm là các nhiệm vụ quan trọng. Nhưng chúng có thể trở nên khẩn cấp nếu chúng ta không chủ động thực hiện, chần chừ hay trì hoãn một cách có chủ đích với suy nghĩ rằng ngày nào đó sẽ làm.

Shark Linh cho biết, sự khẩn cấp làm cho chúng ta vội vàng đưa ra quyết định, khiến công việc không đạt hiệu quả như mong muốn. Cuối cùng chúng ta lại phải dành nhiều thời gian hơn để cố gắng khắc phục các vấn đề gây ra do quyết định sai.

Nói về câu chuyện cân bằng cuộc sống và công việc, bà Linh thẳng thắn cho rằng mình không bao giờ có thể cân bằng và thực sự bản thân chị cũng không muốn cân bằng.

"Vì sao? Định nghĩa cân bằng là gì? Là một cái cân và 2 bên bằng nhau, 50 - 50? Với con số 50, các bạn nghĩ khi đang đi học thì 50% có tốt không? Đạt 50% điểm trong một bài thi thì chắc chắn trượt rồi. Chúng ta không bao giờ muốn fail hoặc muốn quá trung bình trong cuộc sống, mà luôn muốn đạt 90%, một điểm rất cao trong những công việc mình làm", bà Linh bày tỏ.

Khi làm hết sức, bạn sẽ thấy đủ thời gian cho công việc, gia đình, bạn bè, cho sở thích riêng của mình.

Có thể bạn quan tâm

  • CEO Early Start Đào Xuân Hoàng:

    CEO Early Start Đào Xuân Hoàng: "Tôi đã không chọn bỏ cuộc"

    03:00, 09/11/2020

  • Chuyện về

    Chuyện về "cánh tay phải" của Tổng thống Donald Trump

    03:00, 06/11/2020

  • CEO Huỳnh Bảo Toàn và giấc mơ về những ngôi nhà di động

    CEO Huỳnh Bảo Toàn và giấc mơ về những ngôi nhà di động

    03:00, 05/11/2020

  • Doanh nhân Nguyễn Thị Điền và mối

    Doanh nhân Nguyễn Thị Điền và mối "lương duyên" với Pierre Cardin

    03:10, 04/11/2020

  • Chuyện về

    Chuyện về "người kế nghiệp" nhà BIM Group

    03:00, 03/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quan điểm khác biệt về thời gian của doanh nhân Thái Vân Linh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO