Không chống dịch COVID-19 cực đoan!

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 07/06/2021 05:30

Công điện ngày 5/6 của Thủ tướng Phạm Minh Chính có đề cập đến tình trạng một số địa phương đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc.

"Phố karaoke ở thành phố Đông Hà (Quảng Trị) bị cấm hoạt động (Ảnh: Khắc Trà)

Ngày 10/5 khi mới thấp thoáng thông tin về 2 ca nghi nhiễm COVID-19 trên địa bàn thành phố Đông Hà (Quảng Trị), Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hoàng Nam chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch lây lan.

Hiện nay, tức là gần 1 tháng sau lệnh cấm, các hoạt động ở thành phố này gần như khôi phục, buổi chiều con “phố nhậu” xung quanh hồ Nam Hào hoạt động khá tấp nập, các tụ điểm bia, rượu, cà phê dọc đường Hùng Vương nối dài vẫn đông như thường, chợ trung tâm thành phố vẫn nhộn nhịp.

Rất nhiều hoạt động ngoài công sở vượt quá số lượng 30 người cho phép,… Nhưng có điều, hoạt động dịch vụ giải trí như karaoke chưa được phép hoạt động trở lại, cưới hỏi, ma chay bị hạn chế tối đa.

Đây là thái độ phòng chống dịch tích cực, khác với năm ngoái, một mặt phản ứng nhanh, kịp thời; mặt khác không cực đoan đến mức “ngăn sông cấm chợ”, gây thiệt hại về kinh tế, khó khăn cho người dân.

Nhưng, vấn đề đặt ra là: Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các nhà hàng, quán nhậu, cà phê có thấp hơn so với karaoke? Bởi hàng trăm tụ điểm giải trí lớn nhỏ như thế khắp thành phố vẫn không được hoạt động. Thiệt hại kinh tế rất lớn.

Đây là một nghịch lý, và không công bằng giữa những người kinh doanh dịch vụ ăn uống và giải trí. Ở góc độ nào đó, cách làm như vậy xem ra chưa triệt để, hoặc có phần chủ quan lơ là!?

Công điện ngày 5/6 của Thủ tướng Phạm Minh Chính có đề cập đến tình trạng một số địa phương đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc, có mức cực đoan gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn.

Công điện của Thủ tướng yêu cầu không

Công điện của Thủ tướng yêu cầu không "ngăn sông cấm chợ"

Tỉnh Đồng Nai bắt buộc người trở về từ TP. HCM cách ly y tế 21 ngày. Quy định này lập tức nảy sinh mặt trái, đây là 2 địa phương công nghiệp lớn nhất miền Nam, giao thương, đi lại mỗi ngày hàng triệu lượt người và xe. Tất yếu tê liệt nếu như “người đi 21 ngày mới được về”.

Sau 2 ngày siết chặt, hàng loạt khu công nghiệp, và doanh nghiệp cả hai phía nhận thấy nguy cơ thiếu lao động, nguyên nhiên liệu, phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, Đồng Nai không thể nào “chứa” hết hàng triệu người cách ly về từ TP. HCM.

Nick name Jack Sparrow bày tỏ bất cập: “Khi nhận được thông báo từ Đồng Nai, công ty của bạn mình phải bố trí cấp tốc toàn bộ nhân viên ở TPHCM lên Đồng Nai thuê chỗ nghỉ gấp ngay trong đêm để hôm sau tìm thuê nhà trọ. Chủ trọ biết vậy nên ép giá, tổng chi phí khoảng 60 triệu đồng/tháng cho toàn bộ nhân viên trọ, đến trưa hôm sau thì nhận được thông báo hủy bỏ từ Đồng Nai, tiền trọ đã đặt cọc. Một cái công văn gây thiệt hại vài chục triệu cho một doanh nghiệp nhỏ như vậy”.

Ngày 5/6, UBND tỉnh Đồng Nai đã điều chỉnh quy định, cho phép người dân được qua lại giữa hai địa phương. Sát ổ dịch lớn, nhưng Đồng Nai đã nới lỏng, đương nhiên, các ngành chức năng của tỉnh sẽ vất vả hơn. Tất cả vì người dân và kinh tế.

Rất nhiều địa phương ở miền Bắc sử dụng biện pháp cực đoan khi Bắc Giang, Bắc Ninh bùng dịch. Tại Quảng Ninh, người vào thì khai báo y tế đã đành, còn xe ô tô vào thì yêu cầu phải có giấy kiểm tra y tế! Một tài khoản trên mạng xã hội đặt câu hỏi: “Ai giải thích giùm tôi giấy kiểm tra và xét nghiệm COVID-19 hết bao nhiêu tiền?”.

Chúng ta đã từng sung sướng tự hào khi trở thành quốc gia chống dịch tốt nhất hồi năm ngoái - thời kỳ ấy qua rồi. Và, ít ai biết được con số thiệt hại kinh tế, việc làm thực sự khủng khiếp ra sao; đời sống công nhân, lao động tự do bi đát ra sao!

Không phải nơi nào ở TP. HCM cũng có dịch, không phải cứ một ổ dịch là phong tỏa cả huyện, cả tỉnh, không phải bất cứ ai, phương tiện nào cũng bị nghi ngờ mang nhiễm nguồn bệnh.

Rõ ràng, giãn cách xã hội, cách ly lâu ngày người về từ vùng dịch là biện pháp dễ thực hiện nhất. Chỉ cần phát đi một tờ giấy A4, túc trực các cửa ngõ ra vào địa phương, bến xe, ga tàu. Song, hệ quả đằng sau đó khó lượng hết.

Thực hiện Nghị quyết 84/NG-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

  • GÓC NHÌN CUỐI TUẦN: Vững niềm tin chống dịch COVID-19!

    GÓC NHÌN CUỐI TUẦN: Vững niềm tin chống dịch COVID-19!

    05:00, 05/06/2021

  • Kịch bản nào cho phòng chống dịch tại khu công nghiệp?

    Kịch bản nào cho phòng chống dịch tại khu công nghiệp?

    22:53, 03/06/2021

  • Phát động nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19”

    Phát động nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19”

    20:53, 03/06/2021

  • Thứ trưởng Bộ Y tế: Đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y tế chống dịch trong nắng nóng

    Thứ trưởng Bộ Y tế: Đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y tế chống dịch trong nắng nóng

    14:31, 01/06/2021

  • Cán bộ, công chức NHNN Việt Nam ủng hộ quỹ phòng, chống dịch COVID-19

    Cán bộ, công chức NHNN Việt Nam ủng hộ quỹ phòng, chống dịch COVID-19

    16:50, 31/05/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ