COVID-19 phá hủy các nước nghèo như thế nào?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 05/08/2021 06:00

Dịch bệnh không thể “san bằng mọi thứ, khỏa lấp mọi khoảng cách” như chúng ta nghĩ!

Mức độ tiêm chủng của châu Phi rất thấp

Mức độ tiêm chủng của châu Phi rất thấp

Ở Nam Phi, đất nước giàu có nhất nhì “lục địa đen”, dịch bệnh COVID-19 thậm chí đã gây hậu quả khôn lường đến các khu rừng tự nhiên. Không còn những chuyến bay hàng ngày đưa khách đến tham quan - ngành du lịch sụp đổ, dịch vụ kèm theo tắt ngụm, muông thú cũng rũ rượi vì không có tiền chăm sóc cho chúng!

Lẽ ra, khi không còn sự can thiệp của con người, thiên nhiên sẽ được tự do sinh sôi nảy nở, trở về với bản năng sinh tồn vốn có. Nhưng không phải, dịch bệnh như cơn lốc cuốn theo tất cả những gì mà con người tưởng chừng đã thâu tóm được để phục vụ cho nhu cầu của mình.

Châu Phi là nơi chậm phát triển nhất hành tinh, thua thiệt tất cả các nơi khác về các chỉ số đo lường mức độ phát triển, vốn đã thế, dịch bệnh COVID-19 làm lộ rõ thêm sự tụt hậu, không chỉ trước mắt mà hệ quả còn dai dẳng về sau.

Theo số liệu của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ước tính khoảng 86% trẻ em ở các quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình không tiếp cận được với giáo dục khi lệnh phong tỏa áp dụng.

IMF thống kê nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 12.000 tỷ USD trong 2 năm 2020 - 2021, phần lớn hậu quả dội vào các quốc gia nghèo nhất. G20 và Câu lạc bộ chủ nợ Paris đã nhất trí về “Sáng kiến hoãn thanh toán nợ” cho các nước nghèo nhất. Kể từ tháng 3/2020, IMF cũng cấp hơn 102 tỷ USD cho 83 quốc gia để ứng phó hệ quả kinh tế.

Các nước nghèo sẽ tụt lại xa hơn so với trước khi dịch bệnh xảy ra

Các nước nghèo sẽ tụt lại xa hơn so với trước khi dịch bệnh xảy ra

Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ có tác dụng tinh thần là chủ yếu, bởi chừng ấy tiền không thấm vào đâu so với nhu cầu mua vaccine, thiết bị y tế, hỗ trợ doanh nghiệp, vốn đã có lịch sử thiếu hụt trầm trọng ngay cả khi chưa có dịch bệnh.

Càng không đáng là bao nếu so với các gói hỗ trợ khổng lồ từ các quốc gia giàu có như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu (EU). Vì vậy, cú sốc này sẽ làm trầm trọng thêm chênh lệch giàu nghèo, trình độ phát triển giữa các quốc gia - là vấn đề toàn cầu nhức nhối.

Dịch bệnh không thể “san bằng mọi thứ, khỏa lấp mọi khoảng cách” như chúng ta nghĩ. Trong biến động này nước nào có tiềm lực tài chính, công nghệ, nhân sự sẽ ứng phó tốt hơn, chuyển đổi trạng thái kinh tế - xã hội nhanh hơn để thích nghi.

Ví dụ, với hạ tầng số phát triển bậc nhất hiện nay, Mỹ nhanh chóng chuyển một phần nền kinh tế sang trạng thái “không tiếp xúc”. Amazon, Walmart liên kết với hàng loạt nhà sản xuất để lưu thông hàng hóa đển tay người tiêu dùng, họ kiếm rất nhiều tiền từ đại dịch.

Hoặc, các nước Anh, Canada, Tây Ban Nha, Pháp, Đức đã tiêm chủng trên 50% dân số, tại Anh bắt đầu đạt được miễn dịch cộng đồng, tái mở cửa nền kinh tế, trong khi hàng chục quốc gia châu Phi rất khó khăn tiếp cận vaccine.

Vì vậy, hậu COVID-19, sự tích tụ tư bản và phân hóa khu vực kinh tế càng lớn hơn trước đại dịch. Hay nói cách khác trật tự kinh tế, chính trị toàn cầu không hề thay đổi, cơ hội vươn lên, thoát bẫy thu nhập trung bình hẹp đi rất nhiều.

Trật tự kinh tế hâu COVID-19 vẫn không thay đổi

Trật tự kinh tế hậu COVID-19 vẫn không thay đổi

Các nước nghèo vẫn khát vốn, công nghệ, phương thức quản lý từ các nước giàu. Tất nhiên, không gì là miễn phí, muốn thu hút đầu tư phải đánh đổi tài nguyên thiên nhiên, nới lỏng chính sách, thể chế; muốn vay vốn phải phụ thuộc, cầu cạnh các nước giàu có.

Đơn cử, với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, được coi là công bằng “win - win”, bên mạnh hơn vẫn cài đặt sẵn các điều khoản về sửa đổi thể chế, các yếu tố chính trị liên quan đến quyền con người và những điều mục mà các bên yếu hơn dù không muốn thay đổi vẫn buộc phải nhượng bộ.

Thực trạng này không khác gì so với thời kỳ sau thế chiến II khi các nước tư bản lớn ồ ạt “xuất khẩu tài chính”, dùng “mồi nhử” chuyển giao công nghệ buộc các nước nghèo đánh đổi tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ hàng hóa. Đó chính là “thuộc địa kiểu mới”.

Bằng chứng là tổng nợ các nước nghèo nhất không hề giảm, thậm chí tăng qua từng năm, đến năm 2019 là 744 tỷ USD. Trường hợp Lào, dự trữ ngoại hối đã thấp hơn số nợ phải trả hàng năm!

Chủ tịch WB David Malpass, phải gợi ý rằng: “Điều quan trọng mà lãnh đạo các nước nghèo nhất thế giới cần làm là lên tiếng yêu cầu xin giảm nợ”!

Có thể bạn quan tâm

  • Bất bình đẳng vaccine khoét sâu nhiều hệ lụy

    Bất bình đẳng vaccine khoét sâu nhiều hệ lụy

    08:30, 22/07/2021

  • Thế giới có thể đối mặt khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    Thế giới có thể đối mặt khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    06:30, 03/09/2018

  • Suy thoái kinh tế đang ngày một đến gần và nỗ lực của VIệt Nam

    Suy thoái kinh tế đang ngày một đến gần và nỗ lực của VIệt Nam

    02:04, 18/07/2020

  • Loạt công ty đình đám ra đời trong suy thoái kinh tế ở Mỹ

    Loạt công ty đình đám ra đời trong suy thoái kinh tế ở Mỹ

    07:06, 26/04/2020

  • Lo ngại nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ

    Lo ngại nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ

    07:00, 21/08/2019

TRƯƠNG KHẮC TRÀ