Mỹ và đồng minh gửi thông điệp đến Trung Quốc!

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 04/09/2021 15:00

Mỹ - Nhật - Hàn thắt chặt quan hệ quân sự, quốc phòng là thông điệp mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc.

Lực lượng Liên quân Mỹ - Hàn

Lực lượng Liên quân Mỹ - Hàn

Mỹ và Hàn Quốc đã ký kết thỏa thuận mới về chia sẻ chi phí quốc phòng có hiệu lực đến năm 2025. Mục đích để tiếp tục duy trì các lực lượng vũ trang Mỹ tại Hàn Quốc.

Theo đó, trong năm nay Seoul chi hơn 1 tỷ USD đài thọ cho 30.000 quân Mỹ tại lãnh thổ. Tổng chi phí quốc phòng của Hàn Quốc trong vài năm qua đều tăng, phản ánh mối quan hệ đồng minh quân sự ngày càng gần gũi với cường quốc số 1 thế giới.

Trong khi Nhật, một đồng minh khác của Washington, cũng tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng. Mới đây, Bộ quốc phòng Nhật Bản đề xuất tăng chi phí quốc phòng lên mức kỷ lục 49 tỷ USD trong năm 2022, khoản này chưa bao gồm phí 200 tỷ Yen chi trả cho lực lượng Mỹ đồn trú. Như vậy đây là năm thứ 10 liên tiếp Tokyo mạnh tay đầu tư quốc phòng.

Đáng chú ý, trong ngân sách quốc phòng 2022, Tokyo sẽ chi thêm 114,1 tỉ yên cho nghiên cứu và phát triển; Tập trung công nghệ quan trọng như máy bay không người lái sử dụng trí thông minh nhân tạo, hỗ trợ phát triển chiến cơ thế hệ mới, tiếp tục củng cố năng lực trong các lĩnh vực mới như vũ trụ và không gian mạng.

Chính sách và cấu trúc quốc phòng Nhật Bản thay đổi hoàn toàn kể từ sau thế chiến II, từ việc không thành lập Bộ Quốc phòng, dựa 100% vào Mỹ, đến nay Bộ này được lập lại. Tokyo đã chuyển từ phòng thủ sang tấn công.

Ví dụ, vũ khí, khí tài của Nhật không chỉ dùng để bảo vệ lãnh thổ trước các đe dọa truyền thống từ Triều Tiên, mà còn dùng để tấn công các mục tiêu trên biển, có thể chia sẻ gánh nặng với Mỹ.

Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương

Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương

Động thái của các nước Đông Á được cho là phòng ngừa mối đe dọa từ Bắc Kinh. Nhưng quan trọng hơn, cả Seoul và Tokyo đều nằm trong tính toán tại châu Á - Thái Bình Dương của Nhà trắng.

Trước đây, cựu Tổng thống Trump đã hối thúc NATO cũng như các đồng minh ở châu Á tăng ngân sách quốc phòng, tăng mức chi trả cho lực lượng Mỹ, đổi lại họ được bảo vệ trước các nguy cơ. Ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc, một số thành viên trong NATO đã đồng ý với kế hoạch của Mỹ.

Đặc biệt, đối với 2 đồng minh châu Á, việc tăng ngân sách quốc phòng cho thấy họ ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào Washington, và Mỹ càng có lý do để tăng cường hiện diện trong khu vực.

Mặc dù Nhật - Hàn vẫn có mối quan hệ kinh tế khá mật thiết với Trung Quốc, song về quốc phòng an ninh họ vẫn tiếp tục liên minh với Mỹ để đối trọng lại Trung Quốc. Điều này cho thấy chính sách “ngoại giao con thoi” vẫn phát huy tác dụng.

Đây là bệ đỡ quan trọng cho chính sách “xoay trục châu Á” của Mỹ, đặc biệt sau khi Tổng thống Joe Biden không còn đặt mục tiêu trọng tâm ở Trung Đông, Phó Tổng thống K. Harris mới công du đến Singapore và Việt Nam.

Liệu rằng, Đông Nam Á và Biển Đông có thể hy vọng gì từ liên minh Mỹ - Nhật - Hàn?

Có thể bạn quan tâm

  • Nga - Trung có vẻ đã trở thành liên minh chống Mỹ!

    Nga - Trung có vẻ đã trở thành liên minh chống Mỹ!

    06:30, 28/06/2021

  • Nga - Trung có vẻ đã trở thành liên minh chống Mỹ!

    Nga - Trung có vẻ đã trở thành liên minh chống Mỹ!

    15:32, 27/06/2021

  • Chính quyền Biden và liên minh chống Trung Quốc

    Chính quyền Biden và liên minh chống Trung Quốc

    13:30, 01/02/2021

  • Hiếm khả năng Nga - Trung liên minh quân sự

    Hiếm khả năng Nga - Trung liên minh quân sự

    06:40, 09/04/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ