Ai sẽ là tân Thủ tướng Nhật Bản?
Lần đầu tiên có trên 4 chính trị gia lão luyện dự định chạy đua tranh ghế Thủ tướng Nhật Bản.
Đương kim Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga không tranh cử vị trí Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) đồng nghĩa với việc nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc trong tháng tới, mở màn cho cuộc chạy đua vào ghế Thủ tướng xứ “mặt trời mọc”.
Hai gương mặt sáng giá cho chiếc ghế chủ tịch LDP là Bộ trưởng cải cách hành chính Taro Kano và Fumio Kishida, từng chỉ huy ngành ngoại giao và quốc phòng dưới thời Shinzo Abe. Chỉ một trong hai người được chọn làm đại diện cho đảng chính trị lớn nhất Nhật Bản ra tranh cử vào tháng 11 tới.
Hai nhân vật này, một trẻ một già được coi là đại diện cho hai trường phái ưa thích sự ổn định và trẻ hóa trong cơ cấu quyền lực Tokyo. Cũng giống như hầu hết các chính trị gia Nhật khác, cả hai ứng viên đều “sạch sẽ” về lý lịch, không một dấu vết bê bối.
Làn gió mới trong chính trường xứ anh đào là nữ Bộ trưởng Nội vụ và truyền thông Sanae Takaichi, bà tuyên bố “sẽ chiến đấu đến giây phút cuối cùng”. Không loại trừ khả năng Nhật Bản có nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử.
Khác với cuộc chạy đua vào chức chủ tịch LDP năm ngoái, vốn chỉ có sự tham dự của các đảng viên là nghị sỹ, cuộc bỏ phiếu sắp tới có sự tham gia của cả các đảng viên không phải là nghị sỹ và đại diện của các tổ chức ủng hộ đảng này.
Vị trí Chủ tịch LDP sẽ được xác định trong 766 lá phiếu, người đủ điều kiện chiến thắng phải giành được 50% số phiếu trở lên. Có 1 nửa trong tổng số phiếu (338) do nghị sĩ đảng LDP nắm giữ. Vì vậy, ai giành được ghế Chủ tịch LDP coi như chiến thắng nghế Thủ tướng.
Mặc dù được cho có hai mức tuổi khác nhau, dưới và trên 60 tuổi trong các ứng viên Thủ tướng, song có thể thấy người Nhật vẫn ưa chuộng sự ổn định, tất cả đều là những chính trị gia lão luyện, từng nắm giữ những cương vị quan trọng trong nội các.
Tất cả các nhân vật trên đều có quan hệ mật thiết với cựu Thủ tướng Shinzo Abe, điều đó cho thấy tính kế thừa là một trong những đặc điểm nổi bật trong chính giới cấp cao tại Nhật.
Thực tế này có cơ sở nếu nhìn vào vị trí của Tokyo hiện nay trên trường quốc tế. Dường như họ chỉ có duy nhất một con đường thân Mỹ, và tận dụng quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Bất kỳ dấu hiệu lệch pha nào cũng gây ra hậu quả lớn.
Thêm nữa, tất cả đều đồng quan điểm hướng Tây trong chính sách đối ngoại, ông Taro Kano trong cuốn sách “Đưa nước Nhật tiến lên” nêu ra vấn đề, cần phản ứng mạnh hơn trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng Nhật Bản dự định từ chức
13:06, 03/09/2021
Thông điệp gì từ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản?
17:06, 20/10/2020
Thủ tướng Nhật Bản: Việt Nam đóng vai trò trọng yếu và là địa điểm thích hợp nhất
12:05, 19/10/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón, hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản
11:01, 19/10/2020
Tân Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
07:00, 18/10/2020