Đường sắt Ý lợi hại cỡ nào để đánh bại hàng không

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 21/10/2021 13:00

Cái chết của hãng hàng không Alitalia và sự bết bát của ngành đường sắt Việt Nam là hai hình ảnh đối nghịch có ý nghĩa tham khảo cho nhau.

Địa hình và bố trí các thành phố ở Italia khá giống Việt Nam

Địa hình và bố trí các thành phố ở Italia khá giống Việt Nam (Ảnh cắt từ Google Earth)

Hãng hàng không quốc gia Alitalia vừa tuyên bố phá sản, có trụ sở tại Rome, sau 10 năm hoạt động, hãng có 27 tuyến bay nội địa và 53 tuyến bay quốc tế đến 38 quốc gia châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Âu. Đây là hãng hàng không vận chuyển hàng khách lớn thứ 19 thế giới tính theo quy mô đội tàu bay.

Cái chết của Alitalia chẳng thể gây chú ý nếu như nguyên nhân một phần đến từ vận tải đường sắt của nước này. Hiển nhiên, trước đó dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động quốc tế của hãng sa sút nghiêm trọng.

Câu chuyện này khá thú vị ở nước ta - ngành đường sắt Việt Nam đối diện với nguy cơ phá sản vì không theo kịp hàng không và đường bộ. Nếu như có một cuộc cách mạng kỹ thuật đường sắt như Italia, liệu rằng kết quả có giống nước bạn?

Mạng lưới đường sắt Ý dài khoảng 16.000 km bao phủ toàn bộ đất nước, chỉ mới hiện đại hóa cách đây 10 năm, trước đó đa số công ty đường sắt thuộc quyền quản lý và vận hành kinh doanh từ Chính phủ.

Vốn tư nhân đã thay đổi diện mạo đường sắt ở đất nước Nam Âu từ năm 2011. Hãng Nuovo Trasporto Viaggiatori sử dụng đoàn tàu mang nhãn hiệu Alstom AVG thuộc top nhanh nhất thế giới để cạnh tranh trực tiếp với các đoàn tàu của nhà nước.

Công nghệ tàu cao tốc Frecciarossa 1000 là bước ngoặt trong kỹ nghệ đường sắt ở Italia, di chuyển với tốc độ gần 400km/h qua các thành phố lớn của nước này như Milan, Florence, Rome và Venice.

Tàu cao tốc của Italia

Tàu cao tốc Frecciarossa 1000 của Italia

Trong vòng 10 năm đổi mới tổng số hành khách đi tàu cao tốc từ Rome đến Milan đã tăng gần 4 lần, từ 1 triệu người năm 2008 lên 3,6 triệu khách năm 2018. Đường sắt hút hết 2/3 lượng hành khách di chuyển giữa hai thành phố lớn nhất nước.

Vậy, câu chuyện này có ý nghĩa gì với Việt Nam? Tình trạng đường sắt Việt Nam khá giống Italia trong quá khứ gần, tức là tình trạng lạc hậu, thiếu sức sống vì phụ thuộc vào mô hình quản lý, khai thác do nhà nước hoạch toán.

Địa hình Italia khá giống nước ta, bố trí từ Bắc vào Nam bán cầu, hẹp chiều ngang, diện tích tự nhiên tương đương nhau. Đường sắt Ý đánh trúng tử huyệt của hàng không.

Đó là giải quyết khoảng thời gian check-in gần 2 tiếng đồng hồ trước khi bay, cộng thêm khoảng 1h30p đồng hồ cho khoảng bay 1.000km. So sánh với tốc độ 395km/h của tàu Frecciarossa 1000 thì hàng không lép vế hơn về giá cả, sự tiện lợi.

Khoảng cách các thành phố lớn ở Ý khá tương đương ở Việt Nam, bố trí trong khoảng 200km, 400km, thậm chí ngắn hơn, là những cự li mà hàng không khó chen chân khai thác.

Ví dụ, khoảng cách Đà Nẵng - Vinh là 400km, nếu di chuyển với tàu có tốc độ 200km/h chỉ mất 2h đồng hồ, trong khi đó thời gian làm thủ tục nơi đi và nơi đến các cảng hàng không ít nhất là 1h30p.

Gần đây ngành đường sắt đề nghị tiếp nhận 37 toa tàu có tuổi đời 40 năm của Nhật gây ra nhiều tranh cãi, đồng ý là tiết kiệm, phù hợp với hạ tầng nhưng tư duy “an toàn” như vậy khó lòng cải tổ toàn bộ ngành.

Có thể bạn quan tâm

  • JICA đào tạo nhân lực và vận hành đường sắt đô thị Việt Nam

    JICA đào tạo nhân lực và vận hành đường sắt đô thị Việt Nam

    20:10, 20/10/2021

  • 5 luận bàn về đường sắt cao tốc của Lào

    5 luận bàn về đường sắt cao tốc của Lào

    15:52, 20/10/2021

  • Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vẫn câu hỏi

    Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vẫn câu hỏi "bao giờ vận hành"?

    05:00, 19/10/2021

  • "Thời điểm vàng" cho vận tải đường sắt bứt tốc!

    11:00, 06/08/2021

  • “Căn bệnh” lãng phí: Bài học từ các dự án đường sắt đô thị

    “Căn bệnh” lãng phí: Bài học từ các dự án đường sắt đô thị

    04:00, 29/07/2021

  • Đường sắt ở đâu?

    Đường sắt ở đâu?

    22:50, 23/07/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ