5 luận bàn về đường sắt cao tốc của Lào

Diendandoanhnghiep.vn Đây là tham chiếu tốt để Việt Nam chúng ta có quyết định sáng suốt khi phê duyệt và triển khai đường sắt cao tốc Bắc Nam.

Đường sắt cao tốc Lào - Trung có chiều dài toàn tuyến hơn 1.000km, trong đó phần chạy trên lãnh thổ Lào dài hơn 420km nối thủ đô Vientiane và cửa khẩu Boten nằm trên biên giới Lào - Trung - Ảnh: THX

Đường sắt cao tốc Lào - Trung có chiều dài toàn tuyến hơn 1.000km, trong đó phần chạy trên lãnh thổ Lào dài hơn 420km nối thủ đô Vientiane và cửa khẩu Boten nằm trên biên giới Lào - Trung - Ảnh: THX

“Chúng ta thua Lào rồi”, “Lào có đường sắt cao tốc, tốc độ 160km/h, chạy từ Vientiane đến biên giới Trung Quốc hết có 3 giờ thay vì 48 giờ như trước”, “Nhìn toa tầu cao tốc của Lào đẹp long lanh, chả bù cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông (xấu quá)”, “Khách Trung Quốc đi du lịch bằng tàu cao tốc qua Lào, đến Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore, đến các bãi biển của Thái Lan, Malaysia, không sang Việt Nam nữa”, “Giờ thì hoa quả từ Thái Lan, Malaysia chạy thẳng lên Kunming, Trung Quốc sẽ không mua hoa quả từ các tỉnh Nam bộ nữa đâu”, “Chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội vàng”….

Đấy là những bình luận của nhiều Fbers những ngày qua sau sự kiện Trung Quốc bàn giao đoàn tầu cao tốc cho Lào.

Trên Fb, có khá nhiều bạn hay than thở như vậy khi có một lĩnh vực gì đó mà các quốc gia láng giềng hơn mình, mà không chịu suy xét cho kỹ: Liệu dự án như vậy ở Việt Nam thì có nên làm hay không, có được Quốc hội thông qua hay không, có được công luận ủng hộ hay không?

Khi đi vào hoạt động, tàu cao tốc Lane Xang sẽ đi qua 198km đường hầm và 62km cầu với tốc độ tối đa 160km/h. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tự hào nhấn mạnh đây là đoàn tàu cao tốc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và tiêu chuẩn Trung Quốc - Ảnh: THX

Khi đi vào hoạt động, tàu cao tốc Lane Xang sẽ đi qua 198km đường hầm và 62km cầu với tốc độ tối đa 160km/h. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tự hào nhấn mạnh đây là đoàn tàu cao tốc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và tiêu chuẩn Trung Quốc - Ảnh: THX

Và đây là góc nhìn của cá nhân tôi, sau khi đọc một số bài báo nước ngoài xung quanh dự án đường sắt cao tốc của Lào.

Thứ nhất là dự án đường sắt cao tốc 160km/h trị giá 6,0 tỷ USD của Lào chiếm 30,97% GDP quốc gia (GDP của Lào là 19,375 tỷ USD). Có nghĩa là nó tương đương với dự án đường sắt cao tốc của Việt Nam trị giá 113,97 tỷ USD (30,97% GDP Việt Nam).

Nếu đầu tư 113,97 tỷ USD thì chắc chắn cả dân chúng, cả chuyên gia lẫn Quốc hội Việt Nam chẳng ai ủng hộ, bỏ phiếu cho số tiền khổng lồ như thế. Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam mới có 58,7 tỷ USD cho tốc độ 350km/h hoặc ít hơn là 26 tỷ USD cho tốc độ 220km/h mà vẫn chưa được ủng hộ, chưa được phê duyệt.

Thứ hai, vốn của dự án này là vốn vay thương mại không ưu đãi từ ngân hàng Eximbank Trung Quốc với sự bảo trợ của BRI (chương trình một vành đai một con đường của Trung Quốc). Theo WB đến năm 2019, tổng nợ công của Lào là 68,29%, tổng nợ nước ngoài của Lào là 16,9 tỷ USD (chiếm 88% GDP), trong đó 10,3 tỷ USD là nợ công (chiếm 54% GDP).

Còn Việt Nam, Quốc hội đang phê duyệt trần nợ công là 60% GDP và mức cảnh báo là 55%, hiện tại nợ công của Việt Nam đang ở mức 55,3%. Có nghĩa là chắc chắn chúng ta không thể vay vốn nước ngoài, tăng nợ công cao 68,29% để tham gia chương trình một vành đai, một con đường của Trung Quốc như Lào. Vậy thì có gì mà tiếc nhỉ?

Thứ ba là hiệu quả kinh tế: đoạn kết nối từ Bangkok đến Nakhon Ratchasima (đông bắc Thái Lan) phải cuối năm 2026 mới hoàn thành, có nghĩa là việc kết nối Vientaine - Bangkok phải mất 10 năm nữa mới thông (đoạn Bangkok - Kuala Lumpur thì chắc chắn còn lâu hơn nữa).

Như vậy trong vòng 5-10 năm tới các khoản lỗ hoạt động có thể gây áp lực lớn cho chính phủ Lào, bởi lượng khách từ Kunming đến Vientaine thì không đáng kể.

Thư tư, đoạn đường sắt cao tốc Kunming - Vientaine không thuộc sở hữu của Lào, Lào chỉ có 30% cổ phần trong công ty liên doanh Đường sắt Lào - Trung Quốc, bao gồm cả vốn góp bằng tiền và nhượng quyền đất đai. Như vậy thực chất tuyến đường sắt cao tốc này là của Trung Quốc, bởi họ chiếm cổ phần những 70%.

Chắc chắn Việt Nam chúng ta chẳng ai ủng hộ một tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam mà Trung Quốc sở hữu trên 50% cổ phần (chứ đừng nói 70% như Lào). Hơn nữa công ty liên doanh ấy sở hữu cả hạ tầng đường sắt lẫn 22 nhà ga.

Các bạn ca ngợi tàu cao tốc Lào đẹp thế đã có câu trả lời: Tàu đường sắt cao tốc là của Trung Quốc, chứ không phải của Lào, bởi Trung Quốc chiếm 70% cổ phần cơ mà.

Thứ năm, bạn nào lo khách Trung Quốc sẽ không sang Việt Nam nữa, mà họ đi tàu cao tốc đến thẳng Bangkok, Kuala Lumpur và các bãi biển của Thái Lan, Malaysia thì cũng bớt lo đi, vì đến được Bangkok thì cũng phải 10 năm nữa, đến được Kuala Lumpur thì chắc 15 năm. Chưa kể khách có tiền là khách Quảng Đông (chứ không phải Quảng Tây), họ đi tàu đến Nam Ninh rồi đi đường bộ đến Hạ Long, Cát Bà còn gần bằng nửa đường đến đến Kunming (nói gì đến Vientaine, Bangkok).

Đến người còn chả lo, ít nhất là trong 10 năm tới, thế thì lo gì hoa quả từ Thái Lan, Malaysia có thể thay thế hoa quả Nam bộ Việt Nam nhập khẩu sang Trung Quốc.

Tạm sơ lược 5 điểm về đường sắt cao tốc của Lào như vậy.

Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng đây sẽ là tham chiếu tốt để Việt Nam chúng ta có quyết định sáng suốt khi phê duyệt và triển khai đường sắt cao tốc Bắc Nam.

PS: Tổng hợp từ báo chí nước ngoài, WB, IMF…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 5 luận bàn về đường sắt cao tốc của Lào tại chuyên mục Mạng xã hội của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713570521 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713570521 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10