Mỹ lại “nhức đầu” vì Triều Tiên

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 17/01/2022 05:30

Đã có 12 lĩnh vực Mỹ áp lệnh cấm vận với Triều Tiên, sau vụ thử tên lửa quan hệ hai bên thụt lùi thêm một bước.

Vụ thử tên lửa diễn ra vào ngày 14/1 (Ảnh: Reuters)

Vụ thử tên lửa diễn ra vào ngày 14/1 (Ảnh: Reuters)

>>Quan hệ Mỹ - Triều dưới góc nhìn chuyên gia

Ngày 14/1 Bình Nhưỡng đã tiến hành thử nghiệm tên lửa lần thứ 3 trong vòng một tuần. Như tất cả những lần trước, Seoul và Tokyo bày tỏ bất an, còn Mỹ chỉ chờ có vậy để đáp trả một cách cụ thể.

Lần này Washington liệt 6 người Triều Tiên vào danh sách được cho là có liên quan đến các thương vụ mua sắm thiết bị tên lửa phục vụ hoạt động này. Theo lệnh cấm vận, tất cả tài sản tại Mỹ hoặc do Mỹ kiểm soát đều bị phong tỏa.

Đến nay Triều Tiên nhận tổng cộng 11 lĩnh vực bị Mỹ cấm vận, vụ việc mới nhất chỉ là bổ sung vào chương mục sẵn có “Đóng băng tất cả tài sản của công dân Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân”.

Quan điểm an ninh quốc gia của các nhà lãnh đạo Triều Tiên từ trước tới nay đều thống nhất và khác biệt so với hầu hết. Rằng, phương Tây là các đồng minh liên quan đều là mối nguy hoặc liên quan đến mối nguy cho quốc gia họ.

Hiện đại hóa quân sự, chế tạo vũ khí tiên tiến là điều kiện tiên quyết giúp giữ vững chủ quyền độc lập. Kể cả trong tất cả mọi mối quan hệ, Bình Nhưỡng rất thận trọng, thậm chí cả với người anh em Nam Hàn.

Washington không muốn có thêm quốc gia nào sở hữu vũ khí hạt nhân - đây là mâu thuẫn cơ bản nhất hiện nay khiến mối quan hệ Mỹ - Triều khó hóa giải. Còn nhớ tại Thượng đỉnh Hà Nội, ông Trum đặt yêu cầu Bình Nhưỡng gỡ bỏ chương trình hạt nhân để đổi nới lỏng lệnh cấm vận.

Nhật Bản và Hàn Quốc luôn cho rằng các vụ thử vũ khí từ Triều Tiên luôn tiềm ẩn mối đe dọa với an ninh quốc gia họ. Trong việc này Mỹ có “trách nhiệm” trấn an đồng minh như cam kết đã ký trị giá hàng tỷ USD.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội

Thực sự với các loại hỏa tiễn đã thử nghiệm thành công như KN-08, KN-14 tầm bằng 7.500km dư sức gây sát thương cho lãnh thổ Mỹ, nếu chiến tranh nổ ra, Hàn Quốc như ngàn cân treo sợi tóc, gần 30 nghìn quân Mỹ đóng tại đây không được bảo đảm tính mạng.

Rõ ràng, Hàn Quốc và Nhật Bản - những nền kinh tế thịnh vượng, xã hội văn minh không hề muốn dây dưa vào xung đột vũ trang với một Triều Tiên rất dễ “già néo đứt dây”.

Với diễn biến mới này, mối quan hệ Mỹ - Triều lại thụt lùi sau khi D. Trump cố gắng kết nối với Bình Nhưỡng trong 2 lần Hội nghị Thượng đỉnh tại Singapore và Việt Nam 2 năm trước.

Trong bối cảnh hiện nay Mỹ khó lòng tập trung nguồn lực ngăn chặn Triều Tiên, bởi vậy sẽ không có thêm tình tiết “tăng nặng” nào đáng chú ý. Ngoại trưởng Antony Blinken tuy không bỏ qua mấy vụ phóng tên lửa nhưng nhấn mạnh quan điểm không thù địch và luôn kêu gọi đối thoại với Triều Tiên.

Nhưng căng thẳng càng kéo dài Triều Tiên càng mất lợi thế do bệ đỡ kinh tế bị bào mòn và nội lực bị tiêu hao vào các chương trình phát triển vũ khí. Do đó Bình Nhưỡng vẫn dựa vào “thử vũ khí” để gây sự chú ý và giải tỏa căng thẳng.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiếp tục leo thang căng thẳng, quan hệ Mỹ - Triều đang ở mức báo động

    Tiếp tục leo thang căng thẳng, quan hệ Mỹ - Triều đang ở mức báo động

    05:00, 31/03/2021

  • Tương lai quan hệ Mỹ - Triều dưới thời Tổng thống Joe Biden

    Tương lai quan hệ Mỹ - Triều dưới thời Tổng thống Joe Biden

    08:40, 21/01/2021

  • Vết nứt mới trong quan hệ Mỹ - Triều

    Vết nứt mới trong quan hệ Mỹ - Triều

    11:00, 08/03/2019

  • Quan hệ Mỹ - Triều và những dấu mốc trong chương trình hạt nhân

    Quan hệ Mỹ - Triều và những dấu mốc trong chương trình hạt nhân

    09:22, 02/03/2019

TRƯƠNG KHẮC TRÀ