Mối quan hệ giữa Mỹ, Triều Tiên đang ngày một căng thẳng hơn sau nhiều động thái thử nghiệm tên lửa gần đây.
Mặc dù không nói cụ thể những biện pháp trừng phạt nào đang được cân nhắc, tuy nhiên Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield lưu ý rằng, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp vào tuần trước và gia hạn nhiệm vụ của các chuyên viên giám sát việc thực hiện các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.
Tương tự, Mỹ và Hàn Quốc cũng đã chỉ trích các vụ phóng thử nghiệm tên lửa liên tiếp của Triều Tiên trong tuần vừa rồi. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden Jake cho biết, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ sớm đưa ra những biện pháp để đối phó với những thách thức về Triều Tiên.
Cuộc họp của các quan chức cấp cao ba nước sẽ diễn ra sau khi chính quyền ông Biden hoàn tất đánh giá cách tiếp cận quốc gia của Mỹ trong vấn đề Triều Tiên.
Ngay lập tức, nhiều quan chức Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích Mỹ và Hàn Quốc. Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên, phản pháo phát biểu của Tổng thống Moon Jae In về vụ thử tên lửa tuần qua là thiếu hiệu quả và có cùng "logic kẻ cướp" của Mỹ.
Trong khi đó, ông Ri Pyong-chol - một quan chức hàng đầu của Triều Tiên, khẳng định việc Tổng thống Mỹ Joe Bide chỉ trích các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng là "một sự khiêu khích và xâm phạm" đối với quyền tự vệ của họ.
Có thể thấy, mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên đang trở nên căng thẳng hơn sau các vụ thử nghiệm tên lửa bất chấp lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Triều Tiên đang dùng lại các biện pháp phô trương vũ lực làm tăng căng thẳng để đạt được đòn bẩy khi chính quyền Biden hoàn tất việc xem xét chính sách với quốc gia này.
Vụ thử cũng được coi là một tín hiệu cho Washington rằng Bình Nhưỡng sẽ thực hiện nhiều vụ thử khiêu khích hơn, liên quan đến tên lửa tầm xa hơn nếu họ quyết định rằng các chính sách của ông Biden là không hợp lý.
Jean H. Lee, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson cho biết: “Triều Tiên sử dụng các cuộc thử nghiệm vũ khí một cách chiến lược, vừa để tiến hành những cải tiến cần thiết cho vũ khí của mình vừa để thu hút sự chú ý của toàn cầu. Và nếu Hoa Kỳ ám chỉ rằng họ sẽ tìm cách gia tăng các biện pháp trừng phạt, Triều Tiên sẽ tìm cách mở rộng kho vũ khí của mình bằng cách tăng cường thử nghiệm”.
Trong khi đó, chính quyền Biden đang xem xét liệu có nên đối phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa ngày càng tăng của Triều Tiên bằng các biện pháp trừng phạt haythực hiện một vòng đối thoại mới, hay kết hợp cả hai.
Theo Harry J. Kazianis, chuyên gia cấp cao về nghiên cứu Triều Tiên tại National Interest ở Washington cho rằng, sở dĩ chính quyền Tổng thống Biden đang cân nhắc do lo ngại rằng Triều Tiên sử dụng các cuộc đàm phán hơn để kéo dài thời gian củng cố năng lực hạt nhân của mình ngay cả khi tiến hành một vòng đàm phán mới.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nói thêm rằng, Mỹ nên cân nhắc về biện pháp đàm phán trước khi quyết định gia tăng lệnh trừng phạt. Triều Tiên đã tiến hành các vụ thử vũ khí lớn cuối cùng vào cuối năm 2017, khi họ phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được cho là đủ mạnh để mang đầu đạn hạt nhân tới Mỹ. Sau đó, nước này đã tạm dừng các vụ thử tên lửa khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un tham gia các cuộc gặp thượng đỉnh với ông Trump.
Trước mắt, các nhà phân tích đang theo dõi sát sao động thái từ Washington để xem liệu cách tiếp cận của ông Biden đối với Triều Tiên có từ bỏ cách thức ngoại giao đối thoại như ông Trump và hướng tới “sự kiên nhẫn chiến lược” của Tổng thống Barack Obama hay không.
Nhưng với việc Trung - Triều tăng cường quan hệ thương mại diễn ra vào thời điểm mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang xấu đi, nhiều khả năng hai bên sẽ tiến đến trạng thái đối đầu căng thẳng trong tương lai gần.
Có thể bạn quan tâm
Vì sao Triều Tiên “cất tiếng nói” vào lúc này?
06:30, 26/03/2021
Triều Tiên tiếp tục gửi thông điệp mạnh mẽ tới Mỹ và các đồng minh
14:30, 25/03/2021
Mỹ - Hàn thắt chặt quan hệ, Triều Tiên bất ngờ lên tiếng
05:30, 17/03/2021
Lợi dụng COVID-19 tin tặc Triều Tiên lên kế hoạch tấn công 6 quốc gia
06:34, 20/06/2020