Vì sao Triều Tiên “cất tiếng nói” vào lúc này?

Diendandoanhnghiep.vn Lâu quá không được nhắc đến, Triều Tiên nổ tên lửa để gửi đi nhiều thông điệp.

Triều Tiên gửi thông điệp mạnh mẽ đến Mỹ khi phóng thử tên lửa tầm ngắn

Triều Tiên gửi thông điệp mạnh mẽ đến Mỹ khi phóng thử tên lửa tầm ngắn

Vấn đề Triều Tiên tạm gác lại kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Hà Nội với Mỹ lần thứ 2 kết thúc mà không đạt bất cứ kết quả nào. Sau thời gian đó, ông D. Trump bận thương chiến với Trung Quốc, Bình Nhưỡng cũng im hơi lặng tiếng.

Bất ngờ xảy ra cuối tuần trước khi Bình Nhưỡng phóng 2 tên lửa tầm ngắn, đây là vụ thử vũ khí đầu tiên khi ông J. Biden trở thành Tổng thống Mỹ. Nói chính xác, đó là một thông điệp ngầm gửi đến Washington và có bóng dáng Bắc Kinh!

Vụ thử diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến công du đến Hàn Quốc mới đây đã tuyên bố sẽ nỗ lực nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên và chỉ trích Bình Nhưỡng vi phạm nhân quyền “có hệ thống và phổ biến”.

Đáng nói, trong khi các nước Hàn, Nhật, Nga bày tỏ lo ngại về vụ phóng hỏa tiễn này thì ông J. Biden “cảm thấy bình thường” và khẳng định “cánh cửa đối thoại vẫn sẵn sàng mở”.

Gần 2 năm Mỹ - Triều không tương tác, với D. Trump đã rõ, nhưng còn Tổng thống Joe Biden - ông chưa một lần bày tỏ thái độ về Bắc Hàn, có lẽ Bình Nhưỡng mượn vụ phóng tên lửa để thu hút sự chú ý của Washington?

Điều này có thể được chứng minh khi loại tên lửa mà Bình Nhưỡng mang ra “bắn chỉ thiên” chỉ là loại thông thường, tầm bay ngắn, không có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân. Ít ra đây không phải là hành động khiêu khích.

Đồng thời, nhà lãnh đạo Kim Jong - un cũng muốn cho Mỹ thấy rằng, tiềm lực quân sự của họ mạnh lên từng ngày. Để đạt được kết quả trong đàm phán, Washington cần rút bớt điều kiện. Ví dụ, không bắt buộc Bình Nhưỡng dỡ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân để xóa lệnh trừng phạt.

Điều này buộc chính quyền J. Biden phải đặt vấn đề Triều Tiên lên bàn nghị sự quan trọng, ví như tập trận Mỹ - Hàn, cái mà bà Kim Yo-jong miêu tả “Mỹ làm vùng đất của họ sặc mùi thuốc súng”.

Triều Tiên vẫn kiên định lập trường

Triều Tiên vẫn kiên định lập trường

Và, dĩ nhiên, những động thái của Triều Tiên khi ứng xử với phương Tây đều có dấu ấn Trung Quốc, điều này đúng đến thời điểm này. Từ cuộc gặp thượng đỉnh lần 1 đến lần 2, ông Kim đều đến Bắc Kinh hội đàm kín với ông Tập Cận Bình.

Người ta từng đặt câu hỏi: Mấy thập kỷ không mở cửa, bị cấm vận, Triều Tiên lấy nguồn lực ở đâu để phát triển vũ khí hạt nhân? Ai cung cấp hàng hóa, nhu yêu phẩm cho Bình Nhưởng?

Không ai khác chính là Trung Quốc, hầu như kim ngạch ngoại thương của Triều Tiên đều đến từ cường quốc châu Á, Trung Quốc là bức tường thành, điểm tựa của Triều Tiên.

Ngược lại, Bắc Kinh muốn xây dựng Triều Tiên trở thành chốt chặn chiến lược ở vùng Đông Á, ngay sát nách nhà mình. Trong những thời điểm quan trọng, Triều Tiên sẽ trở thành con bài mặc cả rất hữu hiệu.

Tất cả các nước lân cận đều cảm thấy lo ngại mỗi khi Bình Nhưỡng thử vũ khí, duy nhất có Trung Quốc giữ im lặng! Việc Bắc Hàn sỡ hữu vũ khí hạt nhân phần nào đó có lợi cho Bắc Kinh.

Đây chỉ là mở màn, Triều Tiên sẽ còn phóng tên lửa tầm xa, thế hệ mới, đến lúc đó buộc Tổng thống Mỹ phải đáp trả bằng thông điệp cụ thể.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Triều Tiên “cất tiếng nói” vào lúc này? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714088425 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714088425 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10