Bất chấp các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ dường như cố gắng duy trì đối thoại với Bình Nhưỡng.
Mặc dù hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Mỹ và Triều Tiên đã kết thúc vào cuối tháng 2 mà không có thỏa thuận. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không hoàn toàn bị phá vỡ. Bằng cách tránh những chỉ trích trực tiếp, cả hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên vẫn đang để lại cánh cửa mở cho các cuộc đàm phán trong tương lai.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Claremont, được tổ chức tại Đồi Beverly, California hôm 11/5 vừa qua, Ngoại trưởng Pompeo cho biết, những nỗ lực và các thỏa thuận trước đây với Triều Tiên chỉ dẫn tới việc Bình Nhưỡng có thêm vũ khí hạt nhân và là thất bại ngoại giao của Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
06:45, 10/05/2019
12:00, 25/04/2019
05:29, 19/04/2019
06:00, 12/03/2019
Ông nhấn mạnh: "Đường lối ngoại giao của chúng tôi với Triều Tiên hiện nay tập trung đảm bảo rằng không bao giờ phải mở lại một lần nữa hồ sơ hạt nhân Triều Tiên".
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, Triều Tiên đã không đạt được bất kỳ lợi ích hữu hình nào sau gần một năm kể từ Hội nghị thượng đỉnh Singapore. Do đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã suy nghĩ lại về chiến lược đàm phán của mình.
Sau hàng loạt những động thái như chuyến thăm đến Nga gặp Tổng thống Nga Putin, phóng vật thể bay ngay sau khi giới chức Mỹ tới Hàn Quốc để thảo luận vấn đề Triều Tiên, Bình Nhưỡng cũng ngầm "đánh tiếng" rằng, đã đến lúc Triều Tiên cần sự tham gia của các cường quốc hơn nữa trong việc tháo gỡ bế tắc liên quan tới đàm phán hạt nhân.
Hiện nay, những biện pháp truyền thống là tăng cường viện trợ và nới lỏng các biện pháp trừng phạt cũng không mấy phát huy tác dụng. Những giải pháp quân sự lại tiềm ẩn nguy cơ gây bùng phát một cuộc chiến tranh mới trên Bán đảo Triều Tiên. Thượng nghị sỹ Mỹ Lindsey Graham cho rằng, bất cứ cuộc xung đột nào cũng có thể xảy ra, nhưng các bên cần hạn chế tối đa dẫn tới chiến tranh hạt nhân.
Để tránh những lời nói và hành vi cực đoan, ông Lindsey cho rằng, các bên tham gia đàm phán, đặc biệt là Mỹ, nên loại bỏ sự tham gia những cá nhân có quan điểm "diều hâu". Nhìn lại trong nhiều năm qua, những nhận xét của nhà lãnh đạo Triều Tiên bới Mỹ và Hàn Quốc đã dao động trong một khoảng thời gian ngắn khi những tuyên bố táo bạo đã chuyển sang những nhận xét xoa dịu hơn để kêu gọi đối thoại.
Truyền thông Triều Tiên đã không chỉ trích Tổng thống Trump mà nhằm vào một số cố vấn bên cạnh ông Trump. Bà Choe Son-hui cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và ông John Bolton đã tạo ra bầu không khí thù địch và hoài nghi.
Bên cạnh đó, giới quan sát chỉ ra, Triều Tiên nên nhắm đến một thỏa thuận lớn với Tổng thống Trump. Tổng thống Mỹ đang đối mặt với vô số thách thức trong và ngoài nước, và thật hợp lý khi đặt câu hỏi liệu ông có tiếp tục duy trì mối quan tâm về vấn đề Triều Tiên hay không.
Hơn nữa, Tổng thống Trump là một trong những người không can thiệp vào công việc nội bộ của Triều Tiên; ông không yêu cầu Bình Nhưỡng bãi bỏ các trại tập trung hoặc áp đặt những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Điều này mang đến cho ông Kim Jong-un một cơ hội vàng để thực hiện một thỏa thuận chỉ tập trung vào phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Vì Tổng thống Trump đang nhắm đến một thỏa thuận lớn của người dùng, nên hành động khôn ngoan hơn là để Triều Tiên chấp nhận.
Ngay cả khi Triều Tiên coi các điều khoản do Trump đưa ra là không hợp lý, thì cũng nên cố gắng sửa đổi chúng. Thay vào đó, điều quan trọng là tập trung vào việc đạt được một bước đột phá bằng cách nêu rõ các yêu cầu của riêng mình phù hợp với các điều khoản do Mỹ đưa ra.
Thay vì kết thúc một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh, sẽ thực tế hơn khi ông Kim Jong-un thực sự hiểu rằng việc thực hiện sẽ mất thời gian. Mỹ cần phải thừa nhận rằng thời gian là yếu tố cần thiết để tiến đến việc phi hạt nhân hóa cuối cùng bằng phương pháp xác minh đầy đủ từ cả hai khía cạnh khoa học và kỹ thuật.
Theo chuyên gia Atsuhito Isozaki, Phó giáo sư tại Đại học Keio, hai bên nên chủ động xây dựng các cấp độ đàm phán. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai đã cho thấy những khó khăn của việc thiết lập sự đồng thuận từ trên xuống. Mặc dù Triều Tiên khó khăn trong việc trao quyền cho các nhà đàm phán, nhưng Mỹ có thể tăng cường tần suất liên lạc trước khi đàm phán và ông Kim Jong-un có thể đưa ra các yêu cầu cụ thể hơn để phía Mỹ xem xét .
"Nhu cầu của Bình Nhưỡng là một bí ẩn cho đến ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh, một cách tiếp cận rất phi thực tế đối với ngoại giao. Điều này đã làm hai nhà lãnh đạo khó nắm bắt được mong muốn của nhau khi cuộc gặp diễn ra", ông Atsuhiko phân tích.
Giả sử Nhật Bản, Nga và Trung Quốc tham gia vào câu chuyện phi hạt nhân hóa, họ cũng cần có cách tiếp cận chủ động đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Điều này sẽ rất có lợi với những quốc gia có hệ thống dân chủ như tại Mỹ và Nhật Bản, miễn là người dân có cảm giác rằng một cái gì đó đang được thực hiện, ngay cả khi không có tiến triển trong quá trình phi hạt nhân hóa, họ vẫn sẽ xem xét ủng hộ những nỗ lực của chính phủ.
Về lâu dài, mục đích cần hướng tới là bình thường hóa quan hệ và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, liệu việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao có khả thi trong nhiệm kỳ của Trump hay không; hoặc liệu chính phủ tiếp theo của Mỹ có đảo ngược các thỏa thuận trong quá khứ và gây áp lực lên Bình Nhưỡng một lần nữa cũng là dấu hỏi lớn.