Tiếp tục phóng tên lửa: Triều Tiên gây sức ép đến ai?

Cẩm Anh 10/05/2019 06:45

Triều Tiên vừa thực hiện vụ phóng các vật thể chưa xác định qua lãnh thổ và rơi xuống vùng biển phía Đông Hàn Quốc.

Mọi người xem TV chiếu đoạn phim về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trong một chương trình tin tức

Người dân Triều Tiên theo dõi tin tức về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

Theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) vụ phóng mới được thực hiện tại Sino-ri, thuộc tỉnh Bắc Pyongan, cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 77km về phía Tây Bắc, và là nơi có căn cứ tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong.

Người phát ngôn JCS Kim Joon-rak cho biết: "Chúng tôi đang phân tích liệu một hay nhiều vật thể được phóng cùng lúc". Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết, không có dấu hiệu cho thấy vật thể mà Triều Tiên phóng rơi xuống vùng nước quanh Nhật Bản hoặc vùng đặc quyền kinh tế nước này, cũng không xuất hiện mối đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

  • Nga "hất cẳng" Mỹ tại Triều Tiên?

    12:00, 25/04/2019

  • Chờ đợi gì từ Thượng đỉnh Nga - Triều Tiên?

    05:29, 19/04/2019

  • Triều Tiên thử nghiệm vũ khí mới có lôi kéo Mỹ trở lại đàm phán?

    14:30, 18/04/2019

  • Trump sẽ đi “nước cờ” nào với Triều Tiên?

    06:00, 12/03/2019

Đây là vụ phóng tên lửa thứ hai của Triều Tiên trong vòng chưa đầy một tuần sau vụ phóng thử tên lửa tầm ngắn và pháo phản lực tại thao trường gần thành phố Wonsan hôm 4/5. Đồng thời, động thái mới nhất của Bình Nhưỡng diễn ra khi đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun đang thăm Hàn Quốc để hội đàm với người đồng cấp Lee Do-hoon

Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến việc Triều Tiên liên tiếp phóng thử tên lửa của Triều Tiên và cho rằng hành động này đã vi phạm các thỏa thuận liên Triều vào năm 2018 để giảm căng thẳng giữa các nước.

Quân đội Hàn Quốc đã tăng cường giám sát trong trường hợp có thêm các vụ phóng khác, đồng thời  chính quyền Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích chi tiết các vụ phóng các vật thể bay của Triều Tiên. Rất có thể trong những tháng sắp tới, Triều Tiên sẽ tiến hành chọn bắn nhiều tên lửa với tầm bắn xa hơn để tăng áp lực lên Hàn Quốc và Mỹ để đưa ra lộ trình đàm phán hạt nhân vào cuối năm nay.

Một số nhà phân tích cho rằng, nếu Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm các loại vũ khí đạn đạo tầm xa mà họ đã ngừng bắn vào năm 2017, nhiều người lo ngại đình chiến giữa Mỹ và Triều Tiên có thể kết thúc và báo hiệu rằng Bình Nhưỡng đang quay lưng với việc đối thoại.

Theo Du Hyeogn Cha, một học giả thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu chính sách Asan ở Seoul cho biết, bằng việc các vụ phóng thử nghiệm liên tiếp, Triều Tiên đang gây áp lực buộc Hàn Quốc phải quay lưng với Mỹ và ủng hộ vị thế của Triều Tiên.

Sau sự sụp đổ của cuộc gặp Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai, Triều Tiên đang yêu cầu Hàn Quốc tiếp tục lên kế hoạch tiến hành các dự án kinh tế chung đã bị kìm hãm bởi các lệnh trừng phạt do Mỹ dẫn đầu đối với nền kinh tế Triều Tiên.

Chuyên gia này cho biết thêm, bằng cách thử nghiệm các loại vũ khí đe dọa trực tiếp Hàn Quốc nhưng không nhằm vào Mỹ hay lãnh thổ Thái Bình Dương, Triều Tiên dường như đang thử nghiệm xem Washington sẽ chịu đựng sự hiếu chiến của mình đến mức nào để giữ cho các cuộc đàm phán hạt nhân sụp đổ. 

Một thông điệp rất rõ ràng, Triều Tiên có tên lửa và vũ khí hạt nhân để đối phó với các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, dường như Triều Tiên đang ngày càng trở nên mất kiên nhẫn hơn khi nền kinh tế kiệt quệ hay nói cách khác, đất nước này đang muốn dần thoát ra khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào các nước lớn. 

Về cơ bản, lịch sử đã chứng minh rằng chính phủ Triều Tiên có cả kế hoạch tấn công và phòng thủ. Và mặc dù Triều Tiên dễ bị trừng phạt bởi việc phát triển chương trình hạt nhân riêng, nhưng Mỹ cũng đã không thực hiện một chương trình trừng phạt đủ nghiêm trọng.

Thậm chí, từ năm 1995 đến 2008, chính quyền của Tổng thống Clinton và George W. Bush đã trao cho chính phủ ở Bình Nhưỡng khoảng 1,3 USD chủ yếu dưới dạng thực phẩm và năng lượng để hỗ trợ cho nền kinh tế Triều Tiên.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, dường như Mỹ đã thể hiện họ đã hết dần hứng thú với các cuộc đàm phán hạt nhân và tập trung vào việc giải quyết các vấn đề với Trung Quốc, Triều Tiên đã dần trở nên mất kiên nhẫn. Cùng với đó, Trung Quốc cũng nới lỏng sự chú ý của họ với Triều Tiên trong khi Nga vẫn thể hiện vị trí trung lập. Điều này đã thúc đẩy Triều Tiên cần có nhiều hành động để thu hút lại sự chú ý.

Bên cạnh đó, Triều Tiên có động cơ thúc đẩy các hành động khiêu khích. Mỹ và Hàn Quốc hiện cũng đang tham gia vào các cuộc tập trận quân sự mà Triều Tiên thấy khiêu khích. Và trên hết, Mỹ đã thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hồi đầu tháng này.

Mỹ đã không đưa ra những bình luận nghiêm trọng về vụ thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đây sẽ là những tiền lệ nguy hiểm khi cho phép Triều Tiên tiếp tục cải thiện kho vũ khí và gia tăng căng thẳng khu vực.

Điều này cũng có thể khiến cho việc đạt được thỏa thuận vào cuối năm khó khăn hơn. Nếu điều đó thực sự xảy ra, Bình Nhưỡng có khả năng khởi động lại việc thử nghiệm ICBM, và điều này sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù hai vụ thử tên lửa gần đây chưa phải là dấu hiệu của sự đổ vỡ hoàn toàn, nhưng chắc chắn là một dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán đang diễn ra rất, rất kém.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiếp tục phóng tên lửa: Triều Tiên gây sức ép đến ai?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO