Cú sốc giá dầu sẽ hủy hoại phục hồi kinh tế
Giá năng lượng là tiêu chuẩn để định giá tiêu dùng. Theo đó giá dầu có thể vượt mốc 100 USD/thùng trong nửa đầu năm nay.
>>Khủng hoảng năng lượng và nền chính trị "bốc lửa"
Giá dầu thô những ngày đầu năm 2022 đang tăng đều, hiện đang xoay quanh mức 85 - 87 USD/thùng, mức cao nhất trong 12 năm trở lại đây. Theo các chuyên gia đỉnh giá có thể vượt 100 USD/thùng.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là sự bất ổn an ninh ở các giếng dầu lớn nhất thế giới. Cuộc tấn công của phiến quân Houthi vào UAE tuy không gây thiệt hại lớn nhưng khiến giới buôn dầu lo lắng nguồn cung có thể đứt bất cứ lúc nào.
Căng thẳng Nga-Ukraina, lùm xùm quanh dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” cũng đặt dấu hỏi lớn về thị trường dầu mỏ năm nay nếu như các “điểm nóng” bùng lên thành xung đột vũ trang. Hai trong ba nguồn cung dầu chủ đạo toàn cầu đang gặp vấn đề. Liệu dầu đá phiến Mỹ sẽ làm mưa làm gió trong thời gian tới?
Ngân hàng Morgan Stanley đưa ra bình luận, với triển vọng dự trữ dầu bị thu hẹp, công suất dự phòng thấp vào nửa cuối năm nay cùng các khoản đầu tư vào khai thác dầu mỏ bị hạn chế, thị trường “vàng đen” có nguy cơ rơi vào tình trạng cung không đủ cầu”.
Bên cạnh đó,cam kết từ Hội nghị COP26 là đòn chí mạng giáng vào năng lượng hóa thạch. Dòng tiên hàng nghìn tỷ USD bị bẻ lái sang năng lượng tái tạo. Rõ ràng, đầu tư thăm dò khai thác dầu khí hiện nay không còn là xu hướng hấp dẫn.
Bài học đắng lòng đang xảy ra tại châu Âu khi Nga đột ngột cắt nguồn cung cấp khí đốt khiến cả châu lục rơi vào “mùa đông đắt đỏ” nhất trong lịch sử. Rõ ràng năng lượng tái tạo chưa thể lấp chỗ trống trong ngắn hạn.
Như mọi khi, giá dầu “thủng trần” đều để lại di họa nhãn tiền với nền kinh tế toàn cầu. Năng lượng tái tạo còn ở thì tương lai, phần lớn các phương tiện vận tải, sản xuất, kinh doanh hiện nay chưa thể đoạn tuyệt với xăng, dầu, khí đốt.
Nhiều chính phủ dùng năng lượng để tính toán chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Hiện nay dầu thô là trụ cột năng lượng, vì thế biến động giá dầu rất có liên quan đến chỉ số lạm phát.
>>Mỹ cứu châu Âu khỏi khủng hoảng năng lượng?
Như vậy, giá dầu là mắt xích đầu tiên trong chuỗi giá, theo logics giá dầu tăng kéo theo giá tiêu dùng tăng, gây áp lực làm giảm giá trị đồng tiền - một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra lạm phát.
Đồng USD hiện nay neo bởi giá dầu thông qua hệ thống Petrodollars, nên khi giá dầu thay đổi cũng khiến giá đồng USD biến động theo. Ví dụ giá dầu tăng 5% thì giá đồng USD cũng tăng tương ứng.
Nghĩa là các nước cần xuất khẩu nhiều hơn để thu về USD dùng cho giao dịch dầu mỏ, đồng thời ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế mỗi nước như xuất nhập khẩu, nợ công, vốn đầu tư nước ngoài.
Cận cảnh hơn, những nhóm hàng xuất khẩu có tỷ lệ nội địa hóa càng cao càng hưởng lợi lớn khi USD tăng giá, ngược lại nhóm hàng nào phụ thuộc nguyên, nhiên liệu nhập ngoại sẽ gặp khó khăn như dệt may, vận tải biển, dược phẩm. Các doanh nghiệp vay nợ bằng đồng USD còn khó khăn gấp bội do chi phí sử dụng vốn tăng theo.
USD tăng gây ra khủng hoảng nợ công do số nợ phải trả có giá trị lớn hơn, như vậy cần mất nhiều nội tệ hơn để đạt được lượng USD tương ứng. Với các doanh nghiệp vay USD có chi phí vay vốn và trả lãi bằng VND tăng, làm giảm lãi suất hoặc tăng nguy cơ thua lỗ.
Nền kinh tế Mỹ không nằm ngoài ảnh hưởng này, Nhà trắng cần hàng chục ngàn tỷ USD từ FED, doanh nghiệp Mỹ cần lượng vốn khổng lồ để phục hồi sản xuất. FED đối diện với áp lực giảm lãi suất, hạ chi phí sử dụng vốn.
Có thể bạn quan tâm
Mỹ cứu châu Âu khỏi khủng hoảng năng lượng?
05:30, 18/01/2022
[eMagazine] Khủng hoảng năng lượng và nền chính trị “bốc lửa”
11:00, 01/11/2021
Khủng hoảng năng lượng (Kỳ I): Ẩn họa từ Trung Quốc và Châu Âu
05:00, 17/10/2021
Khủng hoảng năng lượng (Kỳ II): Tác động và hàm ý chính sách
11:00, 25/10/2021