COVID-19 tàn phá thế giới như thế nào?
Đủ các kiểu khủng hoảng: thiếu chip, thiếu hàng tiêu dùng, thiếu vật liệu xây dựng, thiếu nguyên, nhiên liệu đầu vào cho may mặc, thực phẩm,…
>>Súng, vi trùng, thép và thời đại COVID
Để chọn ra những sự kiện khiến thế giới thay đổi, ngoài các cuộc chiến tranh lớn, không thể nào bỏ ngoài danh sách này những đợt dịch nghiêm trọng. Chúng ta đang sống trong một khoảnh khắc như vậy!
Loạt ảnh chụp những chú dê tung tăng giữa đại lộ trung tâm xứ Wales, bầy ngỗng “đi lễ” trong một ngôi đền ở Ấn Độ, cặp vợ chồng vịt dạo phố Paris và những con nai hít hà bên ngoài cửa một nhà hàng ở Nhật Bản,…đã nói lên sự thất thế của con người trước thiên nhiên.
Dịch bệnh COVID-19 không cho phép bất cứ hoạt động nào diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Hãy xem con số thống kê sau đây, trong vòng 30 ngày giữa hai tháng 3 và 4 tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng từ 4,4% lên 114,7% - mức cao nhất kể từ “Đại suy thoái” cách đây 81 năm.
Cũng với kịch bản tương tự, kinh tế EU suy thoái vắt qua 2 năm liên tiếp, nợ công Eurozone tương đương 98% GDP toàn khối. Với cơ cấu liên minh, EU là nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất khi áp dụng giãn cách xã hội, phong tỏa biên giới. Lần đầu tiên các chính trị gia lên tiếng cảnh báo hàng triệu công dân “lục địa già” có thể rơi vào nghèo đói.
Đủ các loại khủng hoảng: thiếu chip, thiếu hàng tiêu dùng, thiếu vật liệu xây dựng, thiếu nguyên, nhiên liệu đầu vào cho may mặc, thực phẩm,…và thế giới nhận ra đã trao cho Trung Quốc quá nhiều quyền lực kinh tế, thương mại, đầu tư,…
Chính vì vậy Trung Quốc là một chủ đề gây tranh cãi. Liệu rằng mô hình phân tán hóa quá trình kinh tế hiện nay không còn giá trị? Chúng ta sẽ không còn ưu tiên cách thức biến một quốc gia nào đó trở thành “công xưởng toàn cầu” thêm một lần nữa?
Chính xác như vậy, Âu-Mỹ và đồng minh ở châu Á rốt ráo xây dựng chuỗi cung ứng mới, quá trình kinh tế rút ngắn không gian địa lý, theo kiểu không thể mua vải Trung Quốc, cắt may ở Việt Nam rồi vượt biển sang bán tại Mỹ, EU. Vì chỉ một cú ngã bệnh thôi tất cả sụp đổ.
Mức tăng trưởng khổng lồ của các BigTech như Amazon, Google, Facebook, Tiktok,…báo hiệu thời đại kinh tế số đã điểm, xu hướng này là không thể cưỡng lại. Thể hiện ở chỗ, ai chậm chân sẽ thấy rõ trạng thái bị bỏ quên chỉ sau một đêm thức giấc!
COVID-19 làm lộ ra những nền tảng không hề vững chắc mà chúng ta thường dựa vào đó để minh họa cho sự phát triển, từ bản chất đan xen phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu đến cách thức phân phối một mặt hàng thiết yếu đến tận bàn ăn và cả cách thức quản trị vĩ mô quốc gia, toàn cầu.
Việc áp dụng chỉ thị 16 đã biến nước ta rơi vào trạng thái chưa từng có, không chiến đấu với ngoại bang, không xung đột vũ trang, nhưng khái niệm “tinh thần dân tộc”, “chung tay đoàn kết” được phát động, “ai đâu ở yên đó” được xem là yêu nước.
Cũng vô tiền khoáng hậu, làn song di cư “ngược” từ thành thị về nông thôn tránh dịch. Cây cỏ xanh rì mọc lên ở khu chợ đầu mối lớn nhất TPHCM là hình ảnh biểu thị cho giai đoạn “đóng băng” hoàn toàn mọi hoạt động trên mảnh đất hình chữ S.
Bên cạnh những thiệt hại đặc trưng về hại kinh tế, trận dịch này không khỏi hiến các nhà hoạch định chính sách đặt ra hàng loạt câu hỏi. Vì sao Việt Nam chưa thể làm giàu nhờ tài nguyên nông nghiệp? Vì sao tầng lớp tinh túy nhất của nông thôn cứ mãi dồn về thành phố?
Mặt khác, hoạt động số ở Việt Nam sôi động hơn trước diễn ra ở ba thị trường nổi bật là viễn thông, công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Trong đó, thương mại điện tử, một trong những cấu phần trọng yếu nhất của kinh tế số Việt Nam tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và quy mô thị trường, đạt mức 5,2 tỷ USD.
Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng cơ chế quyền lực nhiều cấp, nhiều bậc, nhiều đầu mối, tư tưởng “nhất trung ương nhì địa phương” hiện nay gây cản trở không ít cho người dân và doanh nghiệp mà “nhờ” đại dịch mới phát lộ tối đa, bức thiết phải sửa đổi.
Về cơ bản, Chính phủ Việt Nam cho thấy được khả năng điều hành nhạy bén, nhanh chóng chuyển đổi trạng thái đất nước để không lỗi nhịp với quốc tế, kịp thời vận dụng ngoại giao song phương huy động tối đa nguồn vaccin tiêm chủng.
Có thể bạn quan tâm