Con đường tơ lụa 2.0 (Bài 1)
Con đường đi của Trung Quốc có một điểm chung, đó là nhắm đến các nước nghèo, chế độ chính trị thiếu minh bạch.
>>B3W có thể đấu lại BRI
Trung Á là nơi quần cư của các nước thuộc Liên Xô cũ, trên không gian “con đường tơ lụa”, là nút trung chuyển hàng hóa quan trọng giữa Đông Á, Nam Á, Trung Đông và châu Âu.
Không phải đến bây giờ “quyền lực ngầm” của Trung Quốc ở Trung Á mới phát lộ thông qua Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á mới kết thúc mà truyền thông Nga không hề nhắc đến một câu chữ nào!
Thật ra Trung Quốc bắt đầu gây ảnh hưởng đến Trung Á sau khi Liên Xô sụp đổ, từ Urumqi, thủ phủ Tân Cương, con đường tơ lụa phiên bản 2.0 được tái lập, mang trong đó rất nhiều toan tính về kinh tế và chính trị.
Năm 2010, Bắc Kinh đã phê duyệt chi 20 tỷ USD đầu tư hạ tầng vào Tân Cương, làm bàn đạp tấn công vào Trung Á. Điều này nhắm đến 2 mục đích: kiểm soát chặt khu tự trị và tạo ra vô vàn cơ hội cho doanh nghiệp nội địa tiến sang thị trường Trung Á vốn nghèo nàn hàng hóa.
Kazakhstan, quốc gia quan trọng nhất trong vùng đang phải chịu những hậu quả do “đạo quân Trung Quốc thầm lặng”. Mấu chốt vẫn là hàng giá rẻ chiếm tới 80% thị trường, đã hủy hoại hàng loạt doanh nghiệp Kazakhstan.
Konstantin Syroezhkin, chuyên gia nghiên cứu quan hệ Trung Quốc -Kazakhstan nói: “chúng tôi không có lựa chọn nào cả, thậm chí tình thế tiến thoái lưỡng nan cũng không thể có”.
Có tới gần 3 triệu doanh nghiệp ở Kazakhstan, phần lớn đang rất cần Trung Quốc để tồn tại. Phần lớn nguồn thu của nền kinh tế này đến từ dầu thô, không ai khác ngoài Trung Quốc là nhà thầu khai thác, tiêu thụ chủ chốt ở đây.
Hẳn nhiên, một nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc là cái vòi hút dầu không đáy, ngược lại hàng triệu công ty Trung Quốc cần thị trường để tiêu thụ hàng hóa.
Làm ăn với Trung Quốc có hại như thế nào? Chẳng cần làm gì cả, chỉ cần nhập hàng Trung Quốc về bán, hầu hết các nước có đường biên với Trung Quốc rất khó trở thành quốc gia chế tạo, sản xuất - nên được gọi thương nhân hơn là doanh nhân.
Về lâu dài, đặc điểm này không có lợi, sự dễ dãi của hàng Trung Quốc làm thui chột khả năng sáng tạo của thị trường nội địa, không có cách gì sản xuất rẻ và nhanh hơn phía Trung Quốc!?
Ở khía cạnh chính trị, tình hình Tân Cương rất khó kiểm soát nếu thiếu sự hợp tác của các nước Trung Á, như vậy là Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) ra đời - hợp tác quân sự và trao đổi thông tin tình báo trong vùng. Có như vậy Trung Quốc mới dập tắt phong trào li khai của mạng lưới người Duy Ngô Nhĩ sống rải rác từ Tân Cương đến Kazakhstan, Turkmenistan, Tajikistan,…
>>Cái chết của Vành đai và Con đường
Con đường tơ lụa mới xuyên qua Trung Á thọc thẳng vào Trung Đông, Iran là miếng mồi béo bở tiếp theo. Tất nhiên rồi, khi Teheran bị cấm vận sau cách mạng Hồi giáo 1979, Trung Quốc mau chóng đến và đem lại lối mở duy nhất. Lấp đầy khoảng trống do doanh nghiệp phương Tây để lại.
Kỳ lạ! Trên diễn đàn quốc tế chưa bao giờ Bắc Kinh tuyên bô ủng hộ Iran, Bắc Kinh đứng về phía LHQ trong nghị quyết 1929 (năm 2009) trừng phạt Iran buộc từ bỏ chương trình hạt nhân! Nhưng âm thầm bên trong lại chìa “củ cà rốt” để tiếp cận thị trường hơn 75 triệu dân, có thể mua bất cứ thứ gì từ hàng tiêu dùng, thiết bị điện tử, vật liệu xây dựng, phụ tùng, máy móc,…
Con đường đi của Trung Quốc có một điểm chung, đó là nhắm đến các nước nghèo, chế độ chính trị thiếu minh bạch, có như thế mới dễ bề mua chuộc thao túng. Hơn thế nữa, chỉ có Bắc Kinh mới dám chơi trò “đu dây” không sợ bị Mỹ trừng phạt.
Mới đây, Trung Quốc tiến thêm một bước nâng cấp quan hệ với tổ chức Taliban, lực lượng đang điều hành Afghanistan sau khi Mỹ rút quân. Quyền lực Trung Quốc đã bén rễ ở Trung Đông. Từ đây các mũi khoan đang hướng về Bắc Phi và Nam Âu tạo thành chuỗi liên hoàn ôm trọn từ phía Tây sang phía Đông nước Nga.
Còn tiếp…
Có thể bạn quan tâm