LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Bình thường hóa COVID-19

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 06/03/2022 12:00

Cả nước đang trải qua những ngày đầu của năm mới với "ho, sốt, cách ly, test nhanh". COVID-19 đã trở thành bệnh thông thường hay chưa?

Xã hội điên đảo với test nhanh, âm tính, dương tính!

Xã hội điên đảo với test nhanh, âm tính, dương tính!

Cả nước vừa kinh qua những ngày đầu năm mới với “sốt, ho, test nhanh”, lực lượng F0 ngày càng lấn át F1, F2, đến nỗi bi hài thế này: Trong gia đình, người khỏe mạnh bị cô lập, cách ly ngược nhường chỗ cho người bệnh.

COVID-19 không còn nguy hiểm như năm ngoái, triệu chứng chỉ đến bình thường vài ba ngày rồi hết; tỷ lệ tử vong, trở nặng giảm còn rất thấp. Không ít trường hợp không khai báo, tự điều trị tại nhà.

Hiệu nghiệm của vaccine đã phát huy tác dụng, cả nước đã tiêm gần 202 triệu liều trên tổng dân số, tỷ lệ bao phủ vaccine liều 1 đạt 98,6%, 2 liều đạt 93,1% dân số  và đang phấn đấu hết tháng 3 tiêm đầy đủ mũi 3 .

Đó cũng là tham chiếu quan trọng để tiếp tục thay đổi quan điểm về đại dịch này. Từ cách ly, truy vết ráo riết đến nới lỏng thích ứng an toàn, linh hoạt và bây giờ, xem COVID-19 như bệnh thông thường.

Tuy nhiên, rất nhiều rào cản vô hình mang tên “thủ tục, giấy tờ” vẫn còn đó. Quy định công nhận test nhanh và giấy chứng nhận mắc bệnh, khỏi bệnh vô cùng rườm rà, hao tốn tiền bạc và thời gian của người dân.

Vì sao việc này không thể giải quyết bằng hồ sơ điện tử? Nghĩa là dùng kết quả xét nghiệm đã lưu trữ - khi cần người dân có thể truy xuất qua ứng dụng “sổ sức khỏe điện tử”.

Đến việc mua thuốc phòng chống COVID-19 Molnupiravir cũng phải có giấy chứng nhận “dương tính” hoặc kê theo đơn của bác sĩ đã gây khó khăn, phiền hà không nhỏ.

Lại phải “xin giấy”, nghĩa là phải ra đường, tiếp xúc làm lây lan dịch bệnh; quy định cũng không nói rõ bác sĩ nào, trường hợp nào có quyền kê vào đơn thuốc Molnupiravir? Kiếm được tấm giấy mua thuốc có khi mất vài ngày sau khi mắc bệnh - có khi đã muộn vì thuốc chỉ có tác dụng ở giai đoạn đầu.

Vì sao việc này không thể giải quyết bằng thông tin có thể truy xuất qua ứng dụng “sổ sức khỏe điện tử”? Từ đầu đại dịch, xuất hiện hàng chục ứng dụng hỗ trợ điều trị COVID-19, nhưng khi cần dùng thì rất khó!

Cả 3 sự việc đề cập trong bài viết này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính lên tiếng - mà lẽ ra đầu mối Bộ Y tế, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông,… phải thấy trước tính bất cập để làm sao mỗi quyết định ban ra hạn chế tối đa phiền hà rắc rối!

Có thể bạn quan tâm

  • LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Con đường chiến tranh

    LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Con đường chiến tranh

    05:30, 26/02/2022

  • LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Giá của đạn bom

    LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Giá của đạn bom

    05:11, 20/02/2022

  • LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Khi phụ nữ đá bóng

    LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Khi phụ nữ đá bóng

    05:30, 12/02/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ