Chuyến bay giải cứu và nỗi đau lịch sử

LÊ LINH 21/07/2023 03:00

Gõ từ khóa “chuyến bay giải cứu” trong vòng chưa đầy 1 giây đã cho ra hơn 24 triệu kết quả liên quan. Điều đó cho thấy sức nóng của sự kiện này với nhân dân như thế nào.

>>>Nhận diện tham nhũng chính sách từ vụ án “chuyến bay giải cứu”

Trong mỗi chúng ta, sẽ khó có ai có thể quên được 2 năm đại dịch vừa qua như thế nào. Những mất mát, những đau thương, những nghiệt ngã sẽ mãi mãi khắc vào tâm tưởng của mỗi người dân Việt Nam.

Phiên tòa đại án lịch sử

Phiên tòa đại án lịch sử "chuyến bay giải cứu"

Hậu quả của nó không cần nói cũng đủ thấm: gia đình ly tán, thương vong bao trùm, kinh tế kiệt quệ, máu và nước mắt đổ xuống tạc nên lịch sử về một “cuộc chiến” trong thời bình. Cho nên đại án “chuyến bay giải cứu” với mỗi người dân Việt Nam, kiều bào yêu nước trên thế giới không phải là đại án tham nhũng mà đó là đại án của những kẻ phản bội là lòng tin của nhân dân, trà đạp nên nỗi đau của đồng bào trong những ngày đại dịch. Nhưng trên hết dây là hành động trục lợi chính sách - một hình thức tham nhũng cực kỳ nguy hiểm, có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cơ quan nhà nước, đến cán bộ và niềm tin, tài sản của nhân dân, bạn bè quốc tế

Khi chứng kiến từng lời khai của những người có liên quan, chúng ta nghĩ đến những bác sỹ lăn xả trong tâm dịch, những cuộc giải cứu, những chuyến từ thiện, những hình ảnh đồng cam cộng khổ của nhân dân trong những ngày đó để thấy 2 tiếng “Đồng Bào” và “Tổ Quốc” thiêng liêng đến nhường nào. Trong bối cảnh đó mỗi người dân đều ý thức được “sinh mệnh" là thứ quan trọng hơn hết thảy. Vậy những con người của đại án “chuyến bay giải cứu” đã nghĩ gì trước bối cảnh đó mà làm vậy với đồng bào ta ở nước ngoài đang khát khao trở về cố hương trong đại dịch. Tại sao lại biến ý nghĩa nhân văn đó của nhà nước thành một sự việc đáng xấu hổ và phẫn uất như thế này.

Phát ngôn gây chú ý của cựu cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan tại tòa

Phát ngôn gây chú ý của cựu cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan tại tòa

Những ngày qua mặc dù xuất hiện nhiều tin “nóng” trong quá trình xét xử đại án “chuyến bay giải cứu” nhưng nhân dân vẫn không 1 giây phút xao lãng các thông tin xoay quanh phiên tòa. Mỗi một lời nói, mỗi một trả lời nhân dân đều lắng nghe rõ để nhín thấu từng con người.

Họ, những kẻ trong đại án này đã từng là những mắt xích liên kết với nhau để phản bội đồng bào thì khi đứng trước vành móng ngựa họ lại phản bội lại chính nhau. Họ tráo trở, lật lọng và biện minh cho việc làm của họ một cách ngô nghê và không chút hối cải nào.

Cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng

Cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng

Nhân dân được theo dõi những câu nói, những biện hộ của các nhân vật mà thấy lạ lùng thay cho sự điềm tĩnh, vô cảm của họ. Có thể liệt kê ra những diễn biến gây xôn xao như sau:

Đầu tiên là sự biện luận của cựu cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan phủ nhận "nhũng nhiễu" khi cấp phép chuyến bay giải cứu, luôn coi công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài như người thân.

>>>Số bị can trong vụ Việt Á và chuyến bay giải cứu sẽ tăng trong thời gian tới

Tự bào chữa tại tòa chiều 18/7, bà Lan khẳng định luôn tạo điều kiện tối đa cho công dân ở nước ngoài về nước, đảm bảo "không để ai bị bỏ lại phía sau" như chính sách của Nhà nước trong thời gian COVID-19.

"Tôi và các cán bộ Cục Lãnh sự luôn dựa trên các tôn chỉ này để cố gắng. Tôi luôn đặt công tác bảo hộ công dân và lợi ích công dân lên trên tất cả, luôn coi công dân bị mắc kẹt và gặp khó khăn ở nước ngoài như người thân, cần hỗ trợ đưa về sớm và hiệu quả nhất", những điều bà Lan nói thật khó lý giải cho việc bà nhận 25 tỷ tiền hối lộ.

Tiếp đến là phần của ông Tô Anh Dũng - Cựu thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam mở đầu phần tự bào chữa bằng việc "nhận tội", nói không tham mưu trục lợi chính sách mà luôn nỗ lực hết sức vì công việc và đồng bào. Mong muốn của ông khi đó là đưa bà con về an toàn nhất để tránh lây lan dịch bệnh, để "không có tội với đất nước và người dân".

Phân trần về 37 lần nhận tiền với tổng cộng 21,5 tỷ đồng bị VKS cáo buộc, cựu thứ trưởng tái khẳng định lời khai ngày 12/7 về việc nhận tiền do nể nang nên phạm tội". Ông Dũng nói nhận thức đơn giản nên "không phân được ranh giới giữa nhận tiền cảm ơn và nhận hối lộ". Chính nhận định này của ông Dũng mới thực sự như “cú giáng” vào nhân dân vì không hiểu nổi năng lực lúc đương chức của ông là gì?

Sự lạnh lùng bình thản của bị cáo Hoàng Văn Hưng tại phiên tòa

Sự lạnh lùng bình thản của bị cáo Hoàng Văn Hưng tại phiên tòa

Xôn xao hơn cả chính là phần trả lời giữa bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Tổng giám đốc Công ty Bluesky và Hoàng Văn Hưng - Cựu điều tra viên. Tại phiên tòa vụ chuyến bay giải cứu, bị cáo Hằng khẳng định nhìn thấy Hoàng Văn Hưng khi từ nhà ông Tuấn ra về cầm theo chiếc túi do mình mang đến. Trong chiếc túi này đựng tiền do Hằng chuẩn bị để nhờ Tuấn chuyển cho Hưng.

Tuy nhiên, Hưng khẳng định khi được ông Tuấn nhờ giúp đỡ chuyện của Hằng thì đều nói nên khuyên Hằng ra đầu thú. "Bị cáo tuyệt đối không có cuộc gặp riêng nào với Hằng", ông Hưng trình bày.

Hưng khai trong 6 lần gặp gỡ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh) đều do ông Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội) thiết kế. Các cuộc gặp đều diễn ra tại nhà ông Tuấn.

Hình ảnh những chuyến bay giải cứu trong những ngày đại dịch đã chạm vào trái tim nhân dân

Hình ảnh những chuyến bay giải cứu trong những ngày đại dịch đã chạm vào trái tim nhân dân

Về lời khai nhận chiếc cặp xách bên trong có 450.000 USD, Hưng tiếp tục khẳng định khi mở ra chỉ có 4 chai rượu vang chứ không có tiền. Chính sự khẳng định này đã nổ ra một cuộc tranh cãi trên các diễn đàn về tính thực hư trong lời khai của Hưng.

Để liệt kê ra thì đây sẽ là phiên tòa lịch sử, có những câu nói lịch sử và trên hết là nỗi đau lịch sử mà nó để lại. Nhân dân không mong cầu gì hơn đó là có một phiên tòa đúng người đúng tội, có những bản án nghiêm khắc mang tính răn đe để xoa dịu lòng dân.

Và mãi về sau, trước đại án “chuyến bay giải cứu” thì nhân dân sẽ luôn ghi nhớ tên của những kẻ đã quay lưng lại với đồng bào trong lúc đất nước gian nan nhất. Đó cũng chính là những kẻ cản trở đại nghiệp của quốc gia khi quốc gia quyết tâm bảo vệ từng người dân của mình, không để người dân nào bị bỏ lại trong đại dịch. Còn gì quý giá hơn khi đại dịch diển ra toàn cầu mà những người con xa xứ lại muốn quay về quê hương, tìm một chốn bình an cho mình. Đây thực sự là một "nỗi đau lịch sử".

Có thể bạn quan tâm

  • Nhận diện tham nhũng chính sách từ vụ án “chuyến bay giải cứu”

    Nhận diện tham nhũng chính sách từ vụ án “chuyến bay giải cứu”

    11:00, 06/04/2023

  • Số bị can trong vụ Việt Á và chuyến bay giải cứu sẽ tăng trong thời gian tới

    Số bị can trong vụ Việt Á và chuyến bay giải cứu sẽ tăng trong thời gian tới

    21:50, 03/01/2023

  • Cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp danh sách chuyến bay giải cứu: Bộ Giao thông Vận tải nói gì?

    Cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp danh sách chuyến bay giải cứu: Bộ Giao thông Vận tải nói gì?

    21:17, 19/02/2022

LÊ LINH