Nhận diện tham nhũng chính sách từ vụ án “chuyến bay giải cứu”

Diendandoanhnghiep.vn Tham nhũng tài sản vật chất, quyền lực chính trị và chính sách là một trong 3 dạng tham nhũng gây thiệt hại rất lớn cho đất nước và nhân dân cùng nhiều hệ luỵ khó có thể đo, đếm được.

Nhiều bị can trước đó đã được giao chức vu, quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ đưa công dân về nước trong đại dịch COVID-19 nhưng lại lợi dụng để tham nhũng, tư lợi về mình

Nhiều bị can trước đó đã được giao chức vu, quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ đưa công dân về nước trong đại dịch COVID-19 nhưng lại lợi dụng để tham nhũng, tư lợi về mình  (ảnh: VNN)

Từ vụ án “chuyến bay giải cứu” đồng bào ta ở nước ngoài trong đại dịch COVID-19 thời gian qua cũng có thể thấy rất rõ nhóm lợi ích đã được biến tướng thành hành vi tham nhũng chính sách khiến người dân không khỏi bức xúc. Qua vụ án đã lộ rõ một nhóm người dù được giao chức vụ, quyền hạn nhưng đã lợi dụng chủ trương nhân văn của Đảng và Nhà nước thành cơ hội kiếm chác trên thân xác của đồng bào.

Cụ thể, vào ngày 03/4, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ…” xảy ra tại một số Bộ, ngành, tỉnh thành liên quan đã khiến dư luận không khỏi bức xúc.

Và, dù cơ quan ANĐT Bộ Công an đã phân hoá các tội danh dành cho các đối tượng khác nhau nhưng hành vi của cựu Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ với tổng số tiền 42,6 tỉ đồng cũng khiến nhiều người giật mình.

>>Vụ nhận hối lộ ở Cục Lãnh sự: Bắt Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng

>>Tham nhũng và cái giá phải trả

Thông qua kết luận của cơ quan ANĐT Bộ Công an, bị can Phạm Trung Kiên (Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, thành viên Tổ công tác 5 Bộ  Đỗ Xuân Tuyên) thực hiện trình ông Đỗ Xuân Tuyên để xem xét, duyệt ký văn bản trả lời đã thấy rõ hành vi tham nhũng chính sách trong việc xét duyệt đưa công dân ở nước ngoài về nước trong đại dịch COVID-19.

Theo đó, với vai trò là thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, bị can Phạm Trung Kiên đã đã tiếp xúc, yêu cầu các cá nhân có liên quan với chi phí từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng/1 chuyến bay hoặc phải chi phí 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng /1 khách đối với chuyến bay “combo” và từ 7 đến 15 triệu đồng/1 khách đối với khách lẻ, tùy từng thời điểm để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay hoặc chấp thuận khách lẻ được về nước.

Thông qua việc nắm quyền hành, không ít bị can đã tham mưu, soạn thảo các văn bản để cấp trên ký, ban hành

Thông qua việc nắm quyền hành chỉ đạo, xử lý việc đưa công dân trở về nước bằng các chuyến bay, không ít bị can đã bất chấp tất cả để thực hiện bằng được hành vi tham nhũng (ảnh: BCA)

Ngoài ra, bị can Phạm Trung Kiên còn cùng bị can Vũ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Cục QLXNC Bộ Công an) yêu cầu, gợi ý chỉ dẫn để doanh nghiệp liên hệ, chi tiền cho bị can Phạm Trung Kiên để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay, trả lời kịp thời văn bản và ngược lại. Kết quả, bị can Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 42 tỉ đồng từ 19 cá nhân.

Trước đó, Bộ Y tế cũng phân công đơn vị và cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo quy trình sau: Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, thành viên Tổ công tác 5 Bộ khi nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, VPCP hoặc cơ quan chức năng xin ý kiến về chuyến bay giải cứu, combo, xin cho khách lẻ được về nước sẽ chuyển Cục Y tế dự phòng tham mưu, đề xuất.

Tại Cục Y tế dự phòng, Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm giao chuyên viên nghiên cứu, đề xuất. Sau đó, Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm báo cáo Cục Y tế dự phòng duyệt dự thảo văn bản trả lời Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị chức năng thông qua bị can Phạm Trung Kiên  trình Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên xem xét, duyệt ký văn bản trả lời.

Ngay cả với vai trò là Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực, từ tháng 01 đến tháng 10/2021, bị can Nguyễn Quang Linh có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất, trình Phó Thủ tướng Thường trực phê duyệt chuyến bay cho cơ quan, tổ chức.

Khi biết được vai trò của ông Linh, một số cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, móc nối, đặt vấn đề để ông Linh xem xét, giải quyết các thủ tục liên quan đến cấp phép chuyến bay theo thẩm quyền của cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực…

Bất luận trong hoàn cảnh nào, cá nhân, tổ chức liên quan đến tham nhũng đều bị trừng trị thích đáng theo pháp luật. Nhưng vấn nạn tham nhũng chính sách khiến người dân bức xúc hơn cả bởi chính những người được giao chức vụ, quyền hạn lại cố tình bẻ cong sự thật, lợi dụng nhiệm vụ được giao để “bẻ lái” nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước theo hướng tư lợi cho bản thân.

 

 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhận diện tham nhũng chính sách từ vụ án “chuyến bay giải cứu” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714404237 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714404237 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10