Cổ phiếu ngân hàng "nổi sóng" đón mùa báo cáo tài chính quý III
Cùng với cổ phiếu ngành thuỷ sản và bất động sản, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục "nổi sóng" trên thị trường chứng khoán trong những phiên giao dịch gần đây.
Trong phiên giao dịch ngày 3/10, cổ phiếu được mua vào với khối lượng lớn là CTG (4 triệu đơn vị), TCB (1,4 triệu đơn vị), MBB (4 triệu đơn vị), (BID 2 triệu đơn vị), VCB 1 triệu đơn vị). Đặc biệt, cổ phiếu STB tiếp tục dẫn đầu về thanh khoản trong số các cổ phiếu ngân hàng với 16 triệu đơn vị được khớp lệnh. Theo các chuyên gia, điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành rất lớn.
Có thể bạn quan tâm
Kỳ vọng kinh doanh tốt nâng đỡ giá cổ phiếu ngân hàng
12:04, 08/07/2018
Cổ phiếu ngân hàng vẫn “hút” vốn ngoại
01:00, 18/06/2018
Sóng lớn đầu tư cổ phiếu ngân hàng
05:45, 22/03/2018
Cổ phiếu ngân hàng nào sẽ làm "nặng túi" giới đầu tư?
10:00, 05/03/2018
Đầu tư cổ phiếu ngân hàng nào trong năm 2018?
05:45, 25/02/2018
Cổ phiếu ngân hàng có trở lại “ngôi vua”?
10:37, 10/01/2018
Cổ phiếu ngân hàng có trở lại “ngôi vua”?
10:30, 10/01/2018
Theo các chuyên gia, cùng với cổ phiếu ngành thuỷ sản, cổ phiếu ngành ngân hàng được đánh giá là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường với đóng góp tới 40% vào tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường và chiếm 50% giá trị giao dịch trung bình hàng ngày từ đầu năm 2018 đến nay.
Trong khi đó, các cổ phiếu ngân hàng trên sàn cũng có mức tăng mạnh như MBB tăng 15%, VCB tăng 30%, BID tăng 20,5%, SHB tăng 8%, ACB tăng 15%, CTG tăng 15,9%... Các tân binh mới lên sàn như TCB, VPB cũng có mức tăng trưởng ấn tượng từ vùng giá 25.000đ- 29.000đ/cp... và dẫn đầu tính thanh khoản so với các nhóm cổ phiếu khác...
Theo ông Nguyễn Hồng Bách-Nhà đầu tư trên sàn VPBS, diễn biến khả quan của cổ phiếu ngân hàng xuất phát từ nhiều cơ sở. Một trong số đó là sự khởi sắc của nền kinh tế cùng đà tăng của nhóm cổ phiếu thuỷ sản khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang đã hỗ trợ cho toàn thị trường.
Bên cạnh đó, các ngân hàng gần như đã giải quyết được cơ bản vấn đề nợ xấu, nhất là từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu. Hoạt động kinh doanh tốt lên cũng thúc đẩy cổ phiếu ngân hàng thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất trên sàn.
Theo dữ liệu Stoxplus- Công ty cung cấp dữ liệu ngành tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2018, lĩnh vực ngân hàng đã thu về được 35.524,84 tỷ đồng, tương đương với 1,53 tỷ USD lợi nhuận ròng và bằng khoảng 64% so với cả năm ngoái.
Còn theo Công ty Chứng khoán HSC, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng niêm yết được dự báo sẽ tăng trưởng 45,2% trong năm 2018. Dù tăng trưởng tín dụng ở một số ngân hàng sẽ thấp hơn kế hoạch, một phần do thu nhập lãi thuần, nhưng thu nhập lãi thuần (NIM) và thu nhập ngoài lãi đang tăng lên. Trong khi đó, chi phí dự phòng trích lập tăng chậm lại. Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể hạch toán lợi nhuận không thường xuyên đáng kể từ bán tài sản đảm bảo, thu hồi nợ xấu, bán các khoản đầu tư.
“Năm 2018 sẽ là một năm tăng trưởng đặc biệt của lợi nhuận ngành ngân hàng”, báo cáo của HSC khẳng định và nhấn mạnh, xu hướng tăng trưởng tín dụng chậm lại sẽ tiếp diễn trong những tháng còn lại của năm, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến lợi nhuận của các ngân hàng.
HSC dự báo lợi nhuận các ngân hàng trong năm 2019 sẽ tăng trưởng 19,8% nhờ ngành vẫn tăng trưởng cho dù trong điều kiện tăng trưởng tín dụng được thắt chặt. Tuy nhiên, đây chính là tiềm năng để cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục bứt phá trên thị trường trong thời gian tới.