Đâu là mức giá hợp lý của CTI năm 2019?

Ngọc Anh 30/12/2018 05:01

Mặc dù lợi nhuận đi ngang trong 9 tháng đầu năm 2018, nhưng hoạt động kinh doanh của CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (HoSE: CTI) được kỳ vọng khả quan hơn trong năm 2019.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/12, cổ phiếu CTI tăng 1,68% đóng cửa ở mức 24.200 đồng/cp.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/12, cổ phiếu CTI tăng 1,68% đóng cửa ở mức 24.200 đồng/cp.

Lợi nhuận đi ngang

Trong 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu thuần của CTI đạt hơn 709,1 tỷ đồng, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Sở dĩ doanh thu giảm là do các dự án xây dựng và kinh doanh cống sụt giảm mạnh và giá vé từ các trạm thu phí cũng giảm do phản đối mạnh mẽ của người dân. Nhờ doanh thu từ khai thác đá đạt hơn 83 tỷ đồng, tăng khoảng hơn 160% so với cùng kỳ, nên mức độ sụt giảm doanh thu quý 3 của CTI đã chững lại so với 2 quý đầu năm nay.

Có thể bạn quan tâm

  • IDICO: BOT An Sương - An Lạc thu phí rất minh bạch!

    IDICO: BOT An Sương - An Lạc thu phí rất minh bạch!

    11:00, 12/12/2018

  • Idico sẽ tiếp tục

    Idico sẽ tiếp tục "nóng"?

    05:00, 25/11/2017

  • Thiếu minh bạch ở IDICO

    Thiếu minh bạch ở IDICO

    06:10, 05/10/2017

  • Giải mã sức hút của “ông trùm” IDICO trước ngày IPO

    Giải mã sức hút của “ông trùm” IDICO trước ngày IPO

    10:59, 22/09/2017

  • IDICO - lợi thế và điểm nghẽn

    IDICO - lợi thế và điểm nghẽn

    06:10, 04/09/2017

  • IDICO “phất lên” nhờ thu phí đường bộ

    IDICO “phất lên” nhờ thu phí đường bộ

    11:33, 13/06/2017

Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần của CTI tương đối thấp, chỉ ở mức gần 52%, so với mức 58,5% của cùng kỳ năm ngoái, cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt. Điều này được thể hiện rõ qua biên lợi nhuận gộp ở mức khá cao, khoảng hơn 48%, so với mức 41% của cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, chi phí tài chính của CTI khá lớn, lên tới 155,8 tỷ đồng, chỉ giảm gần 1,6% so với cùng kỳ, trong đó hoàn toàn là chi phí lãi vay. Đây là gánh nặng chi phí lớn đối với CTI.

Tính đến 30/9/2018, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở mức khá cao, khoảng 193%. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh lại tăng khá mạnh lên mức hơn 370 tỷ đồng, so với mức chỉ 8,4 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Do đó, khả năng trả nợ vẫn đang nằm trong khả năng của CTI.

Trong kỳ, chi phí bán hàng ở mức khá thấp, chỉ hơn 7 tỷ đồng, giảm khoảng 50% so với cùng kỳ, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm nhẹ xuống hơn 52 tỷ đồng. Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của CTI ở mức 59,1 tỷ đồng, chỉ chiếm 17,3% lãi gộp, cho thấy doanh nghiệp này quản lý khá tốt khoản mục chi phí này.

Kết thúc 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt 110,6 tỷ đồng, chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ. Như vậy, CTI đã thực hiện được khoảng 63% doanh thu và 75% lợi nhuận sau thuế.

Triển vọng kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của CTI hiện đang dựa vào một số trụ cột chính, trong đó thu phí BOT từ 3 trạm BOT gồm Tỉnh lộ 16 (Đồng Nai), Quốc lộ 1 (TPHCM), và quốc lộ 91 (Cần Thơ) chiếm tỷ trọng khoảng 48% doanh thu; mảng khai thác đá chiếm khoảng 15% doanh thu và đang có xu hướng tăng dần. Còn lại là doanh thu từ kinh doanh cống, xăng dầu, du lịch và nhà hàng.

Trong năm tới, triển vọng sản xuất kinh doanh của CTI được kỳ vọng sẽ tốt hơn nhờ đưa vào hoạt động thêm một số trạm thu phí mới, đó là nút giao đường 319 và đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Ngoài ra, CTI cũng nhận chuyển nhượng dự án BOT Dầu Giây Phan Thiết.

Mặc dù mảng thu phí có nguồn thu khá lớn, nhưng đang đối mặt với rủi ro điều chỉnh giảm giá phí. Còn nhớ trước đây nhiều tài xế đã phản đối quyết liệt vì các trạm thu phí quá cao, khiến các trạm BOT phải điều chỉnh giảm giá phí từ 20-40%. Điều này được dự báo sẽ chưa dừng lại.

Khai thác đá cũng là mảng sản xuất kinh doanh quan trọng của CTI, bởi hoạt động này nằm trong chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp này chủ động được nguồn nguyên liệu trong sản xuất, không chịu biến động giá từ bên ngoài. Hiện nay, CTI hiện có 3 mỏ đá với tổng công suất khai thác khoảng 1,5-1,7 triệu m3 mỗi năm, nhưng hiện mới chỉ khai thác được khoảng 25-30% công suất nói trên. Ngoài việc phục vụ cho hoạt động sản xuất, CTI đã và đang đẩy mạnh bán đá ra bên ngoài nhằm tăng cường doanh thu từ mảng hoạt động này, nhất là khi nhu cầu xây dựng ở phía Nam đang tăng mạnh. Bởi vậy, mảng hoạt động này được kỳ vọng sẽ có tăng trưởng tốt về doanh thu trong những năm tới. Tuy nhiên, hoạt động khai thác đá của CTI có thể sẽ gặp rủi ro do Nhà nước hạn chế khai thác mỏ mới đến năm 2020 và tăng thuế bảo vệ môi trường.

Trong khi đó, khối lượng công việc trong hoạt động xây dựng của CTI cũng khá lớn nhờ các dự án trạm BOT mới, các dự án nhà ở xã hội ở Tam Hòa, dự án đường ven hồ Trị An…

Theo Nghị quyết HĐQT của CTI được công bố mới đây, doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu 1.795 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 192 tỷ đồng, tăng lần lượt khoảng 60 và 29% so với kế hoạch năm 2018. Để thực hiện cho kế hoạch này, CTI dự kiến phát hành trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng, đồng thời thành lập doanh nghiệp để tiếp nhận dự án xây dựng công trình cải tạo nền, mặt đường Quốc lộ 1 Phan Thiết- Đồng Nai…

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/12, cổ phiếu CTI tăng 1,68% đóng cửa ở mức 24.200 đồng/cp. Trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu này đã tăng 3,86%, nhưng trong 1 năm qua lại giảm 16,18%. Đáng lưu ý khối lượng giao dịch bình quân cổ phiếu CTI trong tuần qua khá lớn, khoảng hơn 1,2 triệu cổ phiếu/ngày, trong khi khối lượng giao dịch bình quân trong một năm qua ở mức 541.125 cổ phiếu/ngày.

Theo phân tích kỹ thuật, cổ phiếu CTI đang có xu hướng phục hồi nhẹ trong ngắn hạn, điều này được thể hiện rõ qua các chỉ số ADX, Stochastic, RSI… Tuy nhiên, hiện cổ phiếu này vẫn đang nằm dưới được zero của MACD, nên xu hướng tăng mạnh chưa được xác nhận. Hơn nữa, cổ phiếu này vẫn đang nằm dưới các đường MA50, 100 và 200. Đáng lưu ý, dải Bollinger đang thắt lại, cho thấy xu hướng mới sắp được hình thành. Theo đó, nếu vượt qua được vùng 25.600đ/cp (MA100)- 28.000đ/cp (MA200), thì cổ phiếu này có thể lên vùng 30.000đ/cp. Ngược lại, CTI sẽ tiếp tục điều chỉnh, củng cố trong ngắn hạn.

Theo phương pháp định giá P/E (tỷ trọng 70%) và DCF (tỷ trọng 30%) của PHS, hiện EPS forward 2019 của cổ phiếu CTI ở mức  3.067đồng/cp và P/E là 9,9 lần. Theo đó, giá trị hợp lý của cổ phiếu CTI ở mức 30.370 đồng/cp.

Ngọc Anh