Chứng khoán ngắn hạn: Điểm mua an toàn đã hình thành?

Ngọc Anh 14/01/2019 13:00

Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã rơi vào trạng thái giảm điểm trở lại. Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường còn tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn.

trong phiên sáng nay là thanh khoản lại tiếp tục giảm mạnh khi chỉ đạt 1.200 tỷ đồng

Trong phiên sáng nay, thanh khoản lại tiếp tục giảm mạnh khi chỉ đạt 1.200 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, VN-Index tăng 0,49% lên 902,71 điểm, với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 104 triệu cổ phiếu, tương đương 2.062 tỷ đồng. Tưởng chừng đà tăng cuối tuần qua tiếp tục kéo dài sang tuần này, nhưng áp lực chốt lời tăng mạnh đã khiến phiên giao dịch sáng nay chìm trong sắc đỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Bản tin chứng khoán: Dòng vốn ngoại sẽ diễn biến ra sao trong quý 1/2019?

    Bản tin chứng khoán: Dòng vốn ngoại sẽ diễn biến ra sao trong quý 1/2019?

    11:16, 11/01/2019

  • Chứng khoán tuần từ 7-11/1: Đà phục hồi chưa bền vững

    Chứng khoán tuần từ 7-11/1: Đà phục hồi chưa bền vững

    05:01, 07/01/2019

  • Bản tin chứng khoán: Quý 1/2019, dòng tiền sẽ quay lại thị trường?

    Bản tin chứng khoán: Quý 1/2019, dòng tiền sẽ quay lại thị trường?

    04:30, 06/01/2019

  • Chứng khoán đầu năm 2019: Tâm lý thận trọng chưa dứt

    Chứng khoán đầu năm 2019: Tâm lý thận trọng chưa dứt

    04:30, 02/01/2019

Theo đó, kết thúc phiên giao dịch sáng nay, VN-Index giảm 0,44% xuống 898,76 điểm, trong khi HNX- Index giảm 0,12% xuống 101,74 điểm và chỉ số Upcom-Index giảm 0,03% xuống 53,17 điểm.

Điều đáng lo ngại trong phiên sáng nay là thanh khoản lại tiếp tục giảm mạnh khi chỉ đạt 1.200 tỷ đồng. Đặc biệt, sức mua của khối ngoại cũng giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 8 tỷ đồng.

Đáng lưu ý trong phiên sáng nay, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HoSE: POW) chính thức chuyển sang sàn HOSE. Sau khi mở cửa ở mức 14.900 đồng/cp, giá cổ phiếu POW đã tăng lên tới mức 15.450 đồng/cp. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 2,2 triệu đơn vị, xếp thứ ba về thanh khoản trên HoSE.

Trong khi đó, cổ phiếu FLC cũng giao dịch rất sôi động sau thông tin Bamboo Airways bắt đầu mở bán vé từ ngày 12/1 vừa qua. Theo đó, cổ phiếu FLC đã tăng tới 2,4% lên mức 5.450 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 7,4 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, các mã cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục bị phân hóa rất mạnh khi trong rổ VN30 chỉ còn 7 mã tăng và có tới 21 mã giảm. Các cổ phiếu VHM, VJC, POW… đã tăng điểm, trong khi BVH, GAS, FPT, HPG, PNJ, MWG… lại giảm điểm mạnh.

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng cho rằng, mức độ phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong tuần này, bởi sẽ có nhiều doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý 4/2018. Bên cạnh đó, dòng tiền đầu cơ đang có dấu hiệu gia tăng. Ngoài ra, tỷ trọng cổ phiếu tiếp tục tăng cho thấy cơ hội giải ngân ngắn hạn tiếp tục gia tăng.

“Theo đồ thị tuần, rủi ro trung hạn đang có chiều hướng giảm dần, đặc biệt các mô hình đảo chiều cũng đang dần hình thành. Tuy nhiên, điểm mua an toàn vẫn chưa hình thành. Do đó, các nhà đầu tư trung hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và dừng bán ở vùng giá hiện tại”, Yuanta Việt Nam khuyến nghị.

Theo phân tích kỹ thuật, đà điều chỉnh của TTCK Việt Nam vẫn chưa dừng lại, bởi hiện chỉ số VN-Index vẫn đang nằm dưới các đường trung bình động chủ chốt, như MA50, 100 và 200. MACD vẫn ở dưới đường zero, ADX vẫn đang phân kỳ âm khi +DI cắt xuống dưới –DI… Trong ngắn hạn, mức 910 điểm vẫn đang là kháng cự đầu tiên đối với VN-Index, kế tiếp là 918 điểm (M50). Trong khi đó, mức hỗ trợ đầu tiên đang ở 885 điểm, kế tiếp là vùng 865-874 điểm.

Ngọc Anh