Còn nhiều cơ hội hút vốn đầu tư gián tiếp vào TTCK Việt Nam

Phương Hà (thực hiện) 06/07/2019 11:01

Tìm vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào Việt Nam là công cuộc đầy khó khăn, thách thức. Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) về vấn đề này. 

Ông Trần Văn Dũng-Chủ tịch UBCK Nhà nước

Ông Trần Văn Dũng- Chủ tịch UBCK Nhà nước cho rằng, TTCK Việt Nam còn nhiều dư địa để thu hút dòng vốn FII từ Anh và nhiều quốc gia khác trong khu vực EU.

- Thưa ông,Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Anh là một trong những sự kiện quan trọng và UBCKNN được giao làm đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện. Ông có thể chia sẻ nội dung chính của hội nghị lần này?

Hội nghị Xúc tiến đầu tư là cơ hội để quảng bá về thị trường chứng khoán (TTCK), bảo hiểm và chính sách mở cửa thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam. Theo tôi, điều này rất cần thiết, giúp kích cầu và khơi thông dòng vốn FII vào TTCK Việt Nam.

Tại đây, các nhà đầu tư sẽ được giới thiệu về sự phát triển, tiềm năng và cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam. Ngoài ra, thông qua các cuộc gặp gỡ song phương giữa các doanh nghiệp hai nước sẽ tạo cầu nối gặp gỡ, tìm kiếm đối tác đầu tư tiềm năng trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch UBCK: Sẽ có chế tài mới xử phạt vi phạm công bố thông tin

    Chủ tịch UBCK: Sẽ có chế tài mới xử phạt vi phạm công bố thông tin

    15:00, 05/04/2019

  • Chủ tịch UBCK Nhà nước: Sẽ điều chỉnh phí giao dịch phái sinh nếu quá nhiều loại phí

    Chủ tịch UBCK Nhà nước: Sẽ điều chỉnh phí giao dịch phái sinh nếu quá nhiều loại phí

    04:30, 23/02/2019

  • Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhiều nút thắt

    Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhiều nút thắt

    10:01, 21/05/2019

  • Đón sớm cơ hội nâng hạng thị trường

    Đón sớm cơ hội nâng hạng thị trường

    15:34, 18/02/2019

  • Nâng hạng thị trường chứng khoán, phụ thuộc nhà đầu tư ngoại… “chấm điểm”

    Nâng hạng thị trường chứng khoán, phụ thuộc nhà đầu tư ngoại… “chấm điểm”

    11:08, 31/01/2019

  • Sẽ tiếp tục nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

    Sẽ tiếp tục nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

    15:01, 14/04/2018

- Thưa ông, tạị sao UBCK lại lựa chọn địa điểm tổ chức xúc tiến đầu tư tại Anh?. Thị trường này đóng vai trò quan trọng thế nào để Việt Nam có thể thu hút dòng vốn đầu tư FII?

Việc lựa chọn thị trường trọng điểm cho từng giai đoạn phát triển của TTCK đóng vai trò quan trọng giúp khai thác được hết hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư. Tại khu vực châu Âu, Vương Quốc Anh là 1 trong 5 thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu và tập trung nhiều quỹ đầu tư tài chính lớn. Đồng thời, đây cũng là trung tâm lớn nhất của các thị trường phái sinh, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ và ngân hàng cho vay quốc tế…

Về đầu tư, Anh hiện đứng thứ 16 trong tổng số 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 3,75 tỷ USD đến năm 2018. Đây là cơ hội và tiền đề tốt cho việc thúc đẩy đầu tư gián tiếp giữa hai thị trường, mở ra cơ hội cho việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh.

- Với tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn như hiện nay,liệu TTCK Việt Nam có đáp ứng yêu cầu dòng vốn “khó tính” này?

Tính đến hết tháng 6/2019, TTCK đã không ngừng tăng trưởng về quy mô và thanh khoản với tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường cổ phiếu đạt khoảng 4,3 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 78% GDP ước tính năm 2018, tăng 11,2% so với đầu năm 2019. Cho đến nay, thị trường đã hoàn thiện về mặt cấu trúc (cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh), đa dạng hóa về sản phẩm (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, phái sinh, và gần nhất là chứng quyền có bảo đảm vừa mới được đưa vận hành).

Với lợi thế, tiềm năng của TTCK Việt Nam, cùng với xu thế hội nhập tài chính và xu hướng dịch chuyển dòng vốn toàn cầu, dòng tiền thông minh sẽ luôn tìm tới những thị trường giàu cơ hội.

Tôi hoàn toàn tin tưởng TTCK Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng các tiêu chí khó tính của các nhà đầu tư Anh nói riêng và Châu Âu nói chung…

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, nhằm mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, cũng như tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Bộ Tài chính và UBCK NN đang tích cực triển khai các giải pháp chính sách về nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi theo tiêu chuẩn MSCI.

- Nếu sau cuộc tiếp xúc đầu tư lần này thuận lợi, liệu TTCK VN có nên kỳ vọng rằng, quá trình nâng hạng theo chuẩn MSCI sẽ được rút ngắn hơn?

Dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ luôn tìm đến những thị trường giàu tiềm năng, có chính sách vĩ mô ổn định, có tính chuyên nghiệp cao và khả năng bảo vệ lợi ích nhà đầu tư. Mỗi sự kiện trong chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư đều có mục tiêu chung là đến thực tế chia sẻ các góc nhìn về tiềm năng, cơ hội, rủi ro và thách thức để các nhà đầu tư có cơ sở hoàn chỉnh hơn trong các quyết định đầu tư của mình. Đó cũng chính là cơ hội để chúng ta thể hiện tính chuyên nghiệp và sự thiện chí trong góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài.

Từ năm 2016 đến nay, vốn FII liên tục vào ròng trên TTCK Việt Nam ở mức khá cao, trung bình 1,98 tỷ USD/năm (giai đoạn 2016 – 2018). Trong bối cảnh tình hình tài chính - chứng khoán toàn cầu biến động mạnh, xu hướng nhà đầu tư rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, thị trường cận biên thì Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài với giá trị vốn FII vào ròng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,28 tỷ USD.

Tôi kỳ vọng từ sau Hội nghị này, TTCK Việt Nam tiếp tục đón nhận dòng vốn FII từ những nhà đầu tư đến từ Anh Quốc và các nước trên thế giới.

Xin cảm ơn ông

Phương Hà (thực hiện)