Sức bật cho thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán thường bứt phá mạnh vào giai đoạn cuối năm hoặc đầu năm sau. Quy luật này có thể sẽ lặp lại trong năm nay.
Chốt phiên giao dịch ngày 09/12, VN-Index đóng cửa tại mốc 966,06 điểm, tăng nhẹ 0,26%. So với vùng đáy 950-955 điểm, VN-Index mới hồi phục lại khoảng 1,2%.
Tâm lý thận trọng
Sở dĩ đà phục hồi của VN-Index vẫn còn chậm là do tâm lý thị trường vẫn còn thận trọng. Có lẽ trải qua một năm đầu tư thất bại, cộng với nhịp giảm tương đối mạnh vừa qua khiến dòng tiền e dè hơn từ bên mua, trong khi bên bán chốt lời mạnh hơn tạo áp lực không nhỏ trong quá trình hồi phục.
Thị trường chỉ còn khoảng 2 tuần giao dịch nữa là kết thúc năm 2019, nhưng năm nay tiếp tục là năm thứ 2 vô cùng khó khăn với giới đầu tư. Hoạt động đầu tư cổ phiếu gần như không hiệu quả, mặc dù đến nay VN-Index đã tăng 8,3% so với đầu năm nay. Một phần nguyên nhân của thực tế trên do thị trường phân hóa quá mạnh khi các cổ phiếu lớn tác động mạnh đến chỉ số chung. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng, dòng tiền năm 2019 yếu và không có nhiều câu chuyện để kích thích dòng tiền như hoạt động IPO, thoái vốn...
Hiện hệ số P/E của VN-Index khoảng 15,7 lần- một mức điểm rất thấp so với chỉ số của các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Philippines... Xét theo từng cổ phiếu, các cổ phiếu hiện tại rất rẻ, có cổ phiếu hệ số P/E chỉ 4-5 lần trong khi tình hình kinh doanh vẫn ổn định.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường chứng khoán sẽ đi ngang trong tuần từ 9- 13/12
07:10, 07/12/2019
Tìm quy luật vận động của thị trường chứng khoán tháng 12
10:00, 06/12/2019
Thị trường chứng khoán cuối năm đối mặt thiếu thanh khoản
03:01, 30/11/2019
Thị trường chứng khoán tăng điểm trở lại?
11:02, 28/11/2019
Cần lộ trình nâng chuẩn quốc tế cho thị trường chứng khoán Việt Nam
22:00, 26/11/2019
Lãi suất tác động đa chiều đến thị trường chứng khoán
11:01, 22/11/2019
Phân hóa thị trường
Quan sát nhiều năm trở lại đây cho thấy, dòng vốn từ các quỹ ETF thường quay lại thị trường mạnh mẽ ở giai đoạn cuối năm hoặc đầu năm sau, đặc biệt bối cảnh nhiều quốc gia đang nới lỏng chính sách tiền tệ.
Trên thực tế, dòng vốn ngoại đang quay trở lại mua ròng, nếu ngoại trừ mã cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan sau thương vụ mua lại VinEco và Vincommerce. Cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh là HPG. Tính đến nay, cổ phiếu HPG đã tăng khoảng trên 10% với khối lượng giao dịch cao. Sở dĩ cổ phiếu HPG tăng mạnh là do bước đi gia tăng thị phần của tập đoàn này đang dần thành hiện thực, nên doanh thu và lợi nhuận của HPG dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Nhìn chung, nhiều cổ phiếu đã hình thành đáy và dần thu hút dòng tiền trở lại. Tuy nhiên trong bối cảnh chưa có thông tin nào đủ lớn, thì thị trường sẽ tiếp tục phân hóa. Hơn nữa, NĐT có thể vẫn lo sợ phiên giao dịch ngày 19/12 tới đây khi hợp đồng phái sinh VN30F1912 đáo hạn. Vì thế, VN-Index có thể tăng/giảm đan xen trong vùng 950-980 điểm, nhưng nhiều cổ phiếu sẽ bắt đầu tách nhóm. Theo đó, những cổ phiếu bị quá bán có thể thu hút lực mua mới, đặc biệt là nhóm cổ phiếu mà các công ty chứng khoán đang mua vào, bởi họ có thể toan tính cho nhịp sóng mới vào đầu năm 2020. Ngoài ra, kết quả kinh doanh quý 4 được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho một số cổ phiếu.