Chứng khoán Việt giảm mạnh nhất khu vực vì dịch cúm COVID-19

Ngọc Anh 12/02/2020 14:00

Dịch cúm COVID-19 bùng phát khiến nhiều thị trường chứng khoán (TTCK) trên thế giới “lao dốc” mạnh, trong đó TTCK Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực Châu Á.

VN-Index đã giảm

VN-Index đã giảm 5,78% từ ngày 23/1- 11/2 do dịch Covid-19

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, hàng loạt TTCK đã chìm trong “chảo lửa” do các nhà đầu tư lo sợ dịch bệnh này khiến tăng trưởng kinh tế của các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ bị suy giảm mạnh, qua đó tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Hiện vẫn còn khá sớm để đánh giá đầy đủ về tác động của dịch COVID-19 đối với kinh tế thế giới, nhưng theo dự báo của một số tổ chức quốc tế, dịch bệnh này có thể khiến GDP toàn cầu giảm khoảng 0,3- 0,7% năm 2020, tùy thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh sớm hay muộn. 

Trong khu vực Châu Á, tính từ ngày 23/1 đến ngày 11/2, phần lớn các chỉ số chứng khoán đều sụt giảm mạnh. Tuy nhiên đáng chú ý TTCK Việt Nam sụt giảm mạnh nhất khu vực Châu Á, thậm chí giảm mạnh hơn cả các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc- “ổ dịch” COVID-19. Theo đó, VN-Index giảm tới hơn 5,78%, kế tiếp là Thai SET Index (Thái Lan) giảm hơn 2,66%; Kuala Lumpur Composite Index (Indonesia) giảm hơn 2%; Hang Seng Index (Hồng Kông) giảm hơn 1,8%; STI Index (Singapore) giảm hơn 1,6%....

Sở dĩ TTCK Việt Nam giảm mạnh là do kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc và tăng trưởng của TTCK kém bền vững, cụ thể:

Thứ nhất, sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc. Dù nhiều nhà máy Trung Quốc mở cửa hoạt động trở lại từ ngày 10/2, nhưng nhân công không quay lại đầy đủ vì trở ngại giao thông và lo ngại lây dịch COVID-19. Do vậy, hoạt động sản xuất ở Trung Quốc vẫn đình trệ. Hơn nữa, việc kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng chặt chẽ hơn. Điều này khiến nhiều ngành của Việt Nam thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

Thứ hai, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2019, tổng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,41 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản, khoáng sản đã chiếm tới khoảng 25%, tức khoảng 10 tỷ USD. Khi sức mua của nền kinh tế Trung Quốc giảm, đóng cửa tạm đường biên do dịch bệnh, kinh tế Việt Nam chịu tổn thương lớn hơn so với các nền kinh tế khác có quy mô tương đương trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu ngành bia giảm mạnh vì dịch cúm corona

    Cổ phiếu ngành bia giảm mạnh vì dịch cúm corona

    04:00, 07/02/2020

  • Cổ phiếu ngân hàng nào sẽ

    Cổ phiếu ngân hàng nào sẽ "dậy sóng" giữa tâm bão Corona?

    04:13, 05/02/2020

  • Cơ hội sinh lời cổ phiếu trong đại dịch Corona

    Cơ hội sinh lời cổ phiếu trong đại dịch Corona

    11:08, 04/02/2020

  • Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nâng đỡ thị trường?

    Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nâng đỡ thị trường?

    04:00, 04/02/2020

  • Nhóm cổ phiếu dược có thực sự hưởng lợi từ virus Corona?

    Nhóm cổ phiếu dược có thực sự hưởng lợi từ virus Corona?

    14:44, 03/02/2020

  • Dịch virus Corona tác động tiêu cực đến nhóm cổ phiếu nào?

    Dịch virus Corona tác động tiêu cực đến nhóm cổ phiếu nào?

    11:27, 03/02/2020

Thứ ba, dịch COVID-19 tác động đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ thầu hoặc chủ đầu tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc. Việc những lao động này đang bị hạn chế trở lại Việt Nam do dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án, doanh nghiệp này, cũng như đời sống của người lao động trong dự án, doanh nghiệp liên quan.

Thứ tư, ngành du lịch chiếm khoảng gần 8% GDP của Việt Nam. Từ khi dịch Covid-19 xảy ra, ngành du lịch chịu tác động tiêu cực của dịch này, cả về du lịch quốc tế và du lịch nội địa. 

Thứ năm, ngành giao thông vận tải, nhất là dịch vụ vận tải liên quan đến du lịch, chịu tác động mạnh bởi dịch COVID-19. Trong đó, vận tải hàng không chịu ảnh hưởng nhiều nhất, bởi khách quốc tế sử dụng hàng không của Việt Nam chiếm gần 80%. Đặc biệt, khách Trung Quốc đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm 70% năm 2019. Ngoài ra, các dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt… cũng chịu tác động tiêu cực khi hoạt động thương mại và du lịch sụt giảm…

Thứ sáu, tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, nên khi các cổ phiếu này "lao dốc" dưới tác động của dịch Covid-19 và những bất ổn của ngành, thì thị trường cũng suy giảm mạnh.

Mặc dù vậy, các chuyên gia tài chính cho rằng trong “nguy có cơ”, nên các nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội từ những nhóm ngành được hưởng lợi từ dịch Covid-19, như một số cổ phiếu dược phẩm… Ngoài ra, một số cổ phiếu ngân hàng, như BID, VCB, CTG… cũng là lựa chọn tốt cho nhà đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Ông Trần Xuân Bách, chuyên viên phân tích của BVSC, cho rằng VN-Index đang tiến vào vùng kháng cự 937-943 điểm. Nếu tiếp tục vượt qua vùng cản này, chỉ số sẽ mở rộng đà hồi phục với đích đến kế tiếp nằm tại vùng 960-965 điểm trong ngắn hạn. Mặc dù vậy, diễn biến dịch bệnh COVID-19 vẫn còn khá phức tạp và chưa có dấu hiệu được kiểm soát nên rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến thị trường là điều vẫn cần phải tính đến. Trên cơ sở đó, thị trường sẽ tiếp tục cần thêm thời gian dao động tích lũy trong vùng được giới hạn bởi vùng hỗ trợ 920-922 điểm và vùng kháng cự 937-943 điểm.

Ngọc Anh