Cổ phiếu ngân hàng nào sẽ "dậy sóng" giữa tâm bão Corona?

Hà Phương 05/02/2020 04:13

Dù thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chịu tác động tiêu cực bởi dịch virus Corona, nhưng nhiều cổ phiếu ngân hàng vẫn "tỏa sáng".

Cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục bứt phá bất chấp dịch cúm Corona

Nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục bứt phá bất chấp dịch cúm Corona

Cổ phiếu CTG "dậy sóng"

Trong nhóm Big 4, hiện chỉ có 3 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, trong đó cổ phiếu VCB hiện nay đạt thị giá cao nhất (trong phiên giao dịch ngày 4/2, giá cổ phiếu VCB ở mức 89.80 ngàn đồng/cổ phiếu), kế tiếp là cổ phiếu BID của ngân hàng BIDV đạt 54.4000 đồng/cổ phiếu. Còn cổ phiếu CTG của ViettinBank ở mức thấp nhất, với 26.900 đồng/cổ phiếu. Vậy liệu CTG có tiếp tục tăng trưởng và đạt ngưỡng cao như VCB và BID?.

Tính cuối phiên giao dịch ngày 4/2, hơn 15 triệu cổ phiếu CTG được trao tay với tổng số tiền 390 tỷ đồng, dẫn đầu thanh khoản trên toàn thị trường.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Hải Hà nhận định, kết quả kinh doanh của Vietinbank cải thiện đáng kể, không chỉ nhờ vào hệ số NIM và thu nhập từ phí tăng mạnh mà còn thể hiện chi phí hoạt động của ngân hàng được quản lý tốt hơn. Bên cạnh đó, chi phí trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC tăng mạnh. Tính riêng lợi nhuận trước thuế năm 2019 của Vietinbank đạt 11,5 nghìn tỷ đồng, đây là mức tăng trưởng ngoạn mục, hoàn thành 126% kế hoạch năm.

Tổng mức tín dụng của ngân ngân hàng đạt 952 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2018. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này thấp hơn đáng kể mức tăng trưởng toàn ngành là 13,7%. Trong khi đó, tổng tiền gửi và các công cụ tài chính đạt 892 nghìn tỷ đồng (+8%). Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và cho vay cá nhân đóng vai trò quan trọng hơn trong tổng giá trị cho vay, dự kiến tăng tỷ trọng từ 49% lên 56% trong năm 2020.

Cho đến nay, Vietinbank ưu tiên đẩy nhanh việc trích lập chi phí dự phòng cho nợ xấu còn tồn đọng. Cụ thể, ngân hàng trích lập dự phòng cho 37% số dư gộp trái phiếu VAMC trong năm 2019, làm giảm số dư ròng trái phiếu VAMC 44,8% so với đầu năm (tương đương giảm 5,02 nghìn tỷ đồng).

Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 1,2% từ 1,59% trong năm 2018. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu tăng lên 128% từ 93% trong năm 2018.

Trong năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 12,6 nghìn tỷ đồng (+10%) với ROE từ 13% đến 15%. Tổng tài sản, tín dụng và tiền gửi mục tiêu tăng trưởng của ngân hàng lần lượt đạt 6-7%, 8-10%và 10-12%.

Trong Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 32/2018/NĐ-CP có đề cập đến ngành ngân hàng trong danh sách đầu tư của Nhà nước. Nếu Dự thảo Nghị định này được ban hành, sẽ có thêm dư địa để Vietinbank huy động vốn bằng nhiều cách thức khác nhau. Và điều này đã được minh chứng khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định ngay quý 1/2020 sẽ dành 10.000 tỷ đồng để tăng vốn cho Vietinbank và Vietcombank.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nâng đỡ thị trường?

    Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nâng đỡ thị trường?

    04:00, 04/02/2020

  • Cổ phiếu ngân hàng nào “lên ngôi”?

    Cổ phiếu ngân hàng nào “lên ngôi”?

    11:01, 29/08/2019

  • Triển vọng cổ phiếu ngân hàng vẫn “sáng”

    Triển vọng cổ phiếu ngân hàng vẫn “sáng”

    10:09, 12/07/2019

  • Nhờ đâu TCB quay lại dẫn dắt cổ phiếu ngân hàng?

    Nhờ đâu TCB quay lại dẫn dắt cổ phiếu ngân hàng?

    05:01, 05/07/2019

  • Kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu ngân hàng

    Kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu ngân hàng

    10:32, 17/06/2019

  • Cổ phiếu ngân hàng còn lực hút dòng tiền?

    Cổ phiếu ngân hàng còn lực hút dòng tiền?

    16:24, 16/05/2019

  • Cổ phiếu ngân hàng chờ những nhân tố mới

    Cổ phiếu ngân hàng chờ những nhân tố mới

    15:35, 22/04/2019

Dư địa tăng trưởng cho "Big 4"

Đánh giá về dòng cổ phiếu ngân hàng, giới phân tích vẫn cho rằng, năm 2020 tiếp tục là năm của cổ phiếu nhóm này. Trong 10 mã ảnh hưởng tích cực nhất tới đà tăng của VN-Index mỗi phiên trong năm 2019, nhóm ngân hàng luôn góp mặt khoảng 3 cái tên. Cho đến thời điểm đầu tháng 1/2020, các top cổ phiếu ngân hàng tăng giá ngoạn mục phải kể đến cổ phiếu BID. Từ vùng giá 33.000 đồng/cổ phiếu kể từ bán cho nhà đầu tư chiến lược Hana Bank, đến nay BID đạt ngưỡng 55.000 đồng/cổ phiếu. VCB từ vùng giá 62.000-63.000đ/cp đã cán mốc 89.000 đồng/cổ phiếu. Nhìn chung, cổ phiếu nhóm Big 4 đã dẫn đầu đường đua về tăng trưởng trong đại dịch cúm Corona trong những phiên giao dịch vừa qua.

Các chuyên gia của Công ty chứng khoán Bảo Việt nhận định cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện đang hấp dẫn hơn cổ phiếu của các ngân hàng trong khu vực. Khi so sánh tương quan giữa giá cổ phiếu/giá ghi sổ sách (P/B) với ROE bình quân 5 năm trở lại đây, cổ phiếu ngân hàng Việt đắt hơn so với các quốc gia trong khu vực, nhưng khi so sánh với mức định giá hiện tại với ROE năm 2019, cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng. Hiện cổ phiếu ngân hàng có P/E ở mức 12.1; P/B là 2.1, rẻ hơn tương đối so với mức bình quân thị trường.

Với những phân tích trên, thì năm 2020 sẽ là năm tỏa sáng của bộ ba cổ phiếu ngân hàng VCB - BID - CTG… 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cổ phiếu ngân hàng nào sẽ "dậy sóng" giữa tâm bão Corona?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO