Cổ phiếu ngân hàng còn lực hút dòng tiền?

Diendandoanhnghiep.vn Trong 5 tháng gần đây, cùng xu hướng suy giảm của thị trường, giá cổ phiếu ngân hàng đã giảm khá mạnh. Nhiều mã ngân hàng thậm chí đã giảm về mức thấp nhất trong 2 năm gần đây.

Cổ phiếu ngân hàng hiện đóng góp 22% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường, nhiều mã như VCB, TCB, CTG, BID... đã và đang ảnh hưởng tích cực nhất tới đà tăng của chỉ số VN-Index.

Hiện hệ số giá trên lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng (P/E) ở mức 12,1. Giá trên giá trị sổ sách P/B là 2,1, rẻ hơn tương đối so với mức bình quân thị trường. Tuy nhiên với áp lực tăng vốn theo chuẩn Basel II cộng với việc không chia cổ tức hoặc chi trả bằng cổ phiếu như SCB, TCB, TPB, VPB..., đã khiến các cổ phiếu này về giá trị thấp nhất trong 1 năm qua. Tính đến phiên giao dịch ngày 16/5, thị giá các cổ phiếu như TCB còn 23.700 đồng/cổ phiếu. Giá thấp nhất của TCB là 22.9500 đồng/cổ phiếu trong phiên ngày 8/5.

CTG là cổ phiếu có tính thanh khoản cao trên sàn HOSE thời gian qua. Phiên giao dịch ngày 16/5, CTG có giá 21.100 đồng/cổ phiếu. Trước đó vào tháng 12/2018, giá cổ phiếu này rơi về đáy là 18.000 đồng/cổ phiếu. Thấp nhất trên thị trường phải nói đến cổ phiếu SHB, cổ phiếu ngân hàng này quanh quẩn ở mức 7.400 đồng/cổ phiếu.

Năm 2018 có 3 ngân hàng niêm yết trên Sở GDCK TP HCM (HoSE) là HDB, TPB, TCB. Có thể nói, ngân hàng "lên sàn" mang đến sự lựa chọn đa dạng cho nhà đầu tư với nhóm cổ phiếu này. Tuy nhiên không phải tất cả các cổ phiếu ngân hàng đều có thể mang lại thành quả cho các cổ đông, nhà đầu tư từ cổ tức hoặc diễn biến của giá tăng trên thị trường.

Trong năm 2019, chỉ 4 ngân hàng có kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt gồm MBB tỷ lệ 6%, VCB tỷ lệ 8%, BIDV tỷ lệ không thấp hơn 7%, VIB tỷ lệ 5,5%. Trong khi đó, theo thống kê trong nửa năm gần đây, chỉ một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn tăng giá là VCB, MBB, CTG, BID...

Các điều kiện vĩ mô và chính sách năm 2019 sẽ không còn quá thuận lợi như giai đoạn trước. Trong khi đó, rủi ro kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng, từ chiến tranh thương mại... đến nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhà điều hành trong nước phải đặt mục tiêu ưu tiên ổn định hơn bao giờ hết. Từ nửa cuối năm 2018, NHNN đã bắt đầu định hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trở lại, và dự kiến năm 2019 sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, năm 2019, áp lực tăng vốn đối với các ngân hàng thương mại sẽ lớn hơn bao giờ hết khi mà thời điểm hiệu lực của Thông tư 41/2016/TT-NHNN về việc quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng đã cận kề (ngày 1/1/2020).

Để có thể duy trì tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, đồng thời vẫn có thể đẩy mạnh phát triển kinh doanh trong giai đoạn tới, thì việc tiếp tục tăng vốn sẽ vẫn là bài toán đầy thách thức đối với cả các ngân hàng đã đạt lẫn chưa đạt chuẩn Basel II. Đặc biệt với những ngân hàng chưa đạt chuẩn Basel II, thì mốc thời gian chỉ còn 1 năm sẽ càng áp lực hơn.

Với những thách thức của các ngân hàng, cộng với những khó khăn hiện nay của thị trường chứng khoán, việc hút dòng tiền của các cổ phiếu ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên, những cổ phiếu ngân hàng có nền tảng và triển vọng tốt, nhất là những ngân hàng đã đáp ứng chuẩn Basel II và đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao trong năm nay, vẫn sẽ được các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt trong danh mục đầu tư của mình.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu ngân hàng còn lực hút dòng tiền? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714222595 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714222595 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10