Hạ bớt tỷ trọng cổ phiếu đã sinh lời
Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư nên hạ bớt tỷ trọng cổ phiếu đã sinh lời, vì áp lực chốt lời có thể sẽ sẽ gia tăng mạnh.
Chốt phiên ngày 14/4, VN-Index đóng cửa ở mức 767,41 điểm, tăng 1,62% (0,21%). Toàn sàn có 167 mã tăng, 191 mã giảm và 68 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,01% xuống 107,15 điểm; UPCoM-Index giảm 0,16% xuống 50,78 điểm.
Về cuối phiên, lực cầu quay trở lại giúp thị trường tăng điểm, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Cổ phiếu VPB đóng cửa tại giá trần 21.300 đồng/cp và dư mua hàng trăm nghìn đơn vị; cổ phiếu FPT bật tăng lên 49.500 đồng/cp, MSN tăng 5% lên 61.000 đồng/cp, HPG tăng 3,1%... Nhiều cổ phiếu bluechips khác cũng giao dịch khởi sắc như VRE tăng 2,9%...
Nhóm Viettel và dệt may trở thành điểm sáng thị trường với nhiều cổ phiếu bứt phá. Trong đó, các cổ phiếu dệt may TNG, TCM... tăng kịch trần; cổ phiếu VGI của Viettel Global tăng hơn 13%.
Trong khi đó, nhóm ngân hàng chứng kiến xu hướng tiêu cực khi các cổ phiếu đồng loạt điều chỉnh. Trong đó các cổ phiếu CTG, BID, VCB... giảm sâu sau sau Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú công bố Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank phải giảm ít nhất 40% lợi nhuận để hạ lãi suất cho vay.
Nhóm dầu khí cũng chìm trong sắc đỏ sau khi giá dầu tiếp tục giảm sâu, riêng cổ phiếu PVX tăng trần 4 phiên liên tiếp dù có thể sắp bị hủy niêm yết.
Theo nhận định của FPT Securites, sau nhịp hồi phục mạnh từ đáy ngắn hạn 650 điểm, VN-Index đang tiến sát về kháng cự 780 – 800 điểm. Đây là vùng kháng cự quan trọng khi hội tụ đường EMA50 ngày và khoảng trống giá giảm được hình thành trước đó. Do vậy, áp lực cung sẽ xuất hiện mạnh quanh vùng kháng cự này.
Với những chỉ báo kỹ thuật hiện tại, chỉ số đã tạo đáy ngắn hạn ở mức điểm 650 điểm. Theo quán tính hồi phục tốt tuần qua, chỉ số sẽ tiếp tục hồi phục trong những phiên giao dịch đầu tuần này về vùng kháng cự 780 – 800 điểm, áp lực điều chỉnh có thể xảy ra ở vùng kháng cự này và chỉ số sẽ lùi về mức hỗ trợ quanh mốc 700 – 720 điểm.
Có thể bạn quan tâm
Cơ hội nào cho nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu GVR?
05:00, 14/04/2020
Giải pháp nào chặn đà bán tháo cổ phiếu của khối ngoại?
06:10, 13/04/2020
Cặp đôi cổ phiếu SHB- SHS "làm mưa làm gió" trên sàn HNX
04:15, 11/04/2020
Vì sao dòng tiền "thờ ơ" với cổ phiếu dệt may?
04:15, 09/04/2020
Sàng lọc cổ phiếu đưa vào danh mục đầu tư dài hạn
04:10, 04/04/2020
FPT Securites cho biết, dòng tiền bắt đáy đã tham gia mạnh vào thị trường khi mặt bằng giá cổ phiếu đã về mức giá thấp, tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt và kỳ vọng vào các tín hiệu tích cực từ các chính sách hỗ trợ của chính phủ trong thời gian tới. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng chung nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, thị trường cũng cần nhiều thời gian để có thể tăng trở lại như trước.
"Đối với nhà đầu tư đang nắm nhiều cổ phiếu, nhà đầu tư nên xem xét hạ tỷ trọng cổ phiếu đã có lợi nhuận, hạ tỷ lệ margin khi chỉ số tiến đến vùng kháng cự 780-800 điểm và đưa danh mục về mức 30% tiền/70% cổ phiếu", FPT Securities khuyến nghị và cho biết thêm, đối với nhà đầu tư nắm nhiều tiền mặt, không mua đuổi giá mà tận dụng những nhịp rung lắc của thị trường về mức 700-720 điểm để giải ngân tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30, đặc biệt là các cổ phiếu tạo nền đáy vững và đang mạnh hơn thị trường như: GAS, VCB, BID, FPT, REE, MSN, VHM, VRE…, hay như nhóm cổ phiếu kỳ vọng kết quả kinh doanh tích cực, như VCS, PTB, PHR, FPT…